Nhóm giải pháp về công tác QTRR đối với các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị của chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 85 - 87)

2. Kinh doanh ngoại tệ

3.2.1 Nhóm giải pháp về công tác QTRR đối với các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị của chi nhánh

của chi nhánh

3.2.1.1 Xây dựng chiến lược, chính sách đầu tư phù hợp và một danh mục đầu tư an toàn

Trong từng thời kỳ, NHNo & PTNT VN đề ra chiến lược và chính sách đầu tư cho cả hệ thống, các chi nhánh dựa vào đó để cho vay và hầu như không xây dựng cho mình một chính sách có tính đặc thù của địa bàn và từ đó đưa ra một Danh mục đầu tư phù hợp với thực tế của địa bàn hoạt động. Do vậy, trong từng thời kỳ, căn cứ đặc điểm, tình hình kinh tế của địa phương và môi trường hoạt động, căn cứ lợi thế của địa bàn và định hướng chung của NHNo & PTNT VN, chi nhánh cần xây dựng một chính sách đầu tư cho từng thời kỳ. Đồng thời thực hiện rà soát lại danh mục khách hàng và cơ cấu ngành hàng hiện đang còn dư nợ để phân tích triển vọng cũng như khả năng rủi ro tiềm ẩn đối với từng lĩnh vực đầu tư nhằm đưa ra danh mục đầu tư theo ngành hàng cụ thể có tính định hướng cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Về chính sách cho vay cụ thể, nên có định hướng như sau:

- Chủ trương phân tán rủi ro tín dụng: Không quá phụ thuộc và tập trung vào những khách hàng lớn, với những khách hàng này có thể tiến hành thực hiện cho vay đồng tài trợ đối với dự án có tổng mức đầu tư lớn; không tập trung vào một ngành hàng, đặc biệt là ngành không có thế mạnh. Đây cũng là chính sách đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

- Mở rộng cho vay có tài sản bảo đảm: TSBĐ không phải là căn cứ để xem xét cho vay, nhưng là một giải pháp phòng ngừa rủi ro khá hiệu quả nếu tài sản ấy có tính thanh khoản cao. Vấn đề cần lưu ý là hồ sơ về bất động sản phải xác lập đủ 3 quyền: quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền chuyển nhượng thì mới hoàn thành thủ tục thế chấp và đăng ký giao dịch theo luật định.

- Đa dạng hóa phương thức cho vay: về mặt nghiệp vụ, có nhiều phương thức cho vay (Cho vay giản đơn, cho vay theo hạn mức, cho vay theo hạn mưc thấu chi, cho vay theo dự án đầu tư,…). Việc lựa chọn một phương thức phù hợp để áp dụng là rất

cần thiết, trong đó, chỉ nên thực hiện cho vay hạn mức đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính tốt.

3.2.1.2 Giải pháp về mô hình của hoạt động cấp tín dụng

Tham khảo bài viết của Thạc sỹ Nghiêm Xuân Thành đăng trên tạp chí ngân hàng số 21 (11/2006) “Về giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt đông kinh doanh của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Trong đó, sau khi đưa ra những kinh nghiệm quốc tế về QTRR trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tác giả cũng đưa ra giải pháp:

- “Chuyển mô hình tổ chức theo chức năng và địa giới hành chính sang mô hình tổ chức theo nhóm khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của hệ thống ngân hàng đa năng.

- Tách một đầu mối tín dụng trước đây thành các phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo tính độc lập trong quyết định cấp tín dụng, kiểm soát toàn bộ quy trình tín dụng từ giai đoạn khởi tạo và phê duyêt cho đến khi hoàn trả hết.”

3.2.1.3 Giải pháp sửa đối với mô hình Kiểm tra, kiểm soát nội bộ và yêu cầu phát huy chức năng kiểm soát

Về mặt tổ chức, cần hình thành sự KTKS nội bộ về cả nhân sự và nghiệp vụ theo ngành dọc từ NHNo & PTNT VN xuống các chi nhánh. Có như vậy thì ảnh hưởng của Ban lãnh đạo chi nhánh sẽ tác động không đáng kể đến sự độc lập, khách quan trong công tác kiểm soát nội bộ. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện phương pháp KTKS nội bộ tại chi nhánh phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên hơn, không nên chỉ kiểm tra sau khi vụ việc đã xảy ra.

Theo ThS. Vũ Thúy Ngọc (NHNN VN), Tạp chí ngân hàng số 9, (5/2006- Hệ thống kiểm soát nội bộ của một ngân hàng hiện đại. “.. tại các TCTD VN, khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ. Các TCTD VN thiết lập một bộ phận chuyên trách, với tên gọi khác nhau, chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Giám Đốc (Giám Đốc) theo hệ thống ngành dọc tại trụ sở tới các chi nhánh. Về thực chất, bộ phận này làm chức năng kiểm soát và chịu sự quản lý của TGĐ (GĐ), do đó các kết quả kiểm tra, kiểm soát thường khó có thể mang tính độc lập. Bên cạnh

đó, chức năng kiểm soát nội bộ bị đánh đồng với kiểm toán và mới chỉ dừng ở công tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra. Vì vậy, những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm đã phát sinh, do đó bị hạn chế tác dụng trong việc phát hiện và ngăn ngừa rủi ro”

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w