2. Kinh doanh ngoại tệ
2.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Như đã trình bày ở trên, để có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy bội thì các biến thành phần trong các nhân tố của “Mức độ rủi ro của ngân hàng” sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’Alpha. Các biến được đánh giá là đủ độ tin cậy khi có hệ số tương quan biến - tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’Alpha từ 0,6 trở lên. Những biến nào không đáp ứng được hai điều kiện trên tức là không đủ độ tin cậy thì sẽ không thể đưa vào phân tích EFA, hồi quy tiếp theo và sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố của thang đo mức độ rủi ro của ngân hàng được trình bày ở các bảng sau.
Thang đo mà người nghiên cứu sử dụng gồm 3 thành phần chính:
Rủi ro do nguyên nhân khách quan từ môi trường: Đo lường bằng 5 biến quan sát Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ khách hàng: Đo lường bằng 4 biến quan sát Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng: Đo lường bằng 6 biến quan sát
Nghiên cứu tiến hành đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha dựa trên kết quả mẫu điều tra chính thức mà người nghiên cứu thu thập được. Nghiên cứu tiến hành điều tra 64 bảng, kết quả thu đuợc 62 bảng hỏi là hợp lệ, và được sử dụng để tiến hành phân tích.
Và dưới đây là kết quả Cronbach’s Anpha của 3 nhóm nguyên nhân:
Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh
Nguyên nhân Tương quan
tổng- biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu
loại biến Nguyên nhân khách quan từ môi trường- Cronbach’s Alpha = 0.805
1. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên, xã hội,
thiên tai địch họa. 0.478 0.799
2. Sự biến động của tình hình kinh tế 0.646 0.751
3. Sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước 0.633 0.762
4. Hệ thống thông tin quản lý chưa hiệu quả. 0.689 0.736
5. Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng 0.548 0.783
Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng- Cronbach’s Alpha = 0.784
1. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích 0.723 0.655
2. Năng lực quản lý nguồn vốn vay của khách hàng còn yếu kém dẫn đến kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ.
0.304 0.863
3. Khách hàng cố ý lừa đảo 0.752 0.639
4. Khách hàng che dấu thực trạng, báo cáo
không trung thực. 0.646 0.715
Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng - Cronbach’s Alpha = 0.713
1. Ngân hàng đầu tư quá lớn vào một số khách hàng. 0.466 0.668 2. Công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng còn
lỏng lẻo, kiểm soát trong và sau khi vay không chặt chẽ và kém hiệu quả.
0.580 0.632
3. Cán bộ tín dụng thiếu thông tin trong quá trình thẩm định cho vay, thiếu hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng
0.593 0.624
4. Do áp lực từ việc phải hoàn thành chỉ tiêu và
ý muốn chủ quan của người cho vay. 0.581 0.631
5. Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn thấp. 0.369 0.696 6. Cho vay không có tài sản bảo đảm, tài sản
bảo đảm khó thu hồi 0.109 0.764
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)
Kết quả phân tích cho thấy 2 nhóm “Nguyên nhân khách quan từ môi trường” và “Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng”, các hệ số tương quan biến- tổng của các biến đo lường thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.6 trở lên nên không có biến nào bị loại khỏi mô hình, các biến được giữ lại để tiến hành các phân tích và kiểm định để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.
Riêng đối với nhóm “Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng”, tương quan biến- tổng của biến “Cho vay không có tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm khó thu hồi”
bằng 0.109 < 0.3 nên bị loại. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm “Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng”, sau khi loại biến được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha lần 2
Nguyên nhân Tương quan
tổng- biến
Hệ số Cronbach’s Anpha nếu
loại biến Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng- Cronbach’s Alpha = 0.764
1. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên, xã hội,
thiên tai địch họa. 0.537 0.720
2. Sự biến động của tình hình kinh tế 0.613 0.694
3. Sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước 0.646 0.678
4. Hệ thống thông tin quản lý chưa hiệu quả. 0.559 0.712
5. Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng 0.319 0.787
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)
Nhìn vào bảng ta thấy tương quan biến- tổng của 5 biến đều lớn hơn 0.3, thỏa mãn yêu cầu nên cả 5 biến của nhóm Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng được giữ lại để tiến hành các phân tích và kiểm định tiếp theo.