2.2.4.1 Tình hình sử dụng lao động tại chi nhánh giai đoạn 2010- 2012
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, có thể thấy nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có được một đội ngũ nhân sự chất lượng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có được một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Sự thay đổi về nhân lực tác động đến bộ máy tổ chức cũng như thể hiện được quy mô hoạt động của đơn vị.
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động tại NHN0 & PTNT Vĩnh Linh giai đoạn 2010- 2012 Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 58 100 60 100 64 100 2 3.4 4 6.7 Giới tính Nam 32 55.2 33 55 38 59.4 1 3.1 5 15.1 Nữ 26 44.8 27 45 26 40.6 1 3.8 -1 -3.7 Trình độ Trên đại học 3 5.2 4 6.7 5 7.8 1 33.3 1 25 Đại học 48 82.8 49 81.7 50 78.1 1 2.1 1 2.0 Cao đẳng, trung cấp 5 8.6 5 8.3 7 10.9 0 0 2 40 Lao động phổ thông 2 3.4 2 3.3 2 3.2 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính NHN0 & PTNT Vĩnh Linh)
Bảng số liệu về tình hình sử dụng lao động tại chi nhánh NHNo & PTNT Vĩnh Linh cho ta thấy biến động cũng như chất lượng nguồn lực của chi nhánh qua các năm. Có thể thấy, số lượng cán bộ viên chức của chi nhánh tăng dần qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước. Trong khi số lượng lao động năm 2011 chỉ tăng 2 người (tương ứng với 3.4%) so với năm 2010, đến năm 2012, chi nhánh đã bổ sung thêm 4 nhân sự mới. Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp phải tiến hành cắt giảm nhân sự để thu gọn bộ máy hoạt động và cắt giảm chi phí kinh doang, nhưng số lao động của chi nhánh vẫn tăng chứng tỏ, đứng trước những biến động lớn của nền kinh tế, chi nhánh vẫn hoạt động rất chất lượng và hiệu quả.
Kết quả điều tra về trình độ học vấn của các cán bộ nhân viên tại NHNo & PTNT Vĩnh Linh cũng cho thấy, chi nhánh hiện đang sở hữu một đội ngũ nhân sự có trình độ học vấn cao và có chất lượng chuyên môn tốt. Số lượng nhân sự có trình độ từ đại học trở lên luôn chiếm tỷ lệ lớn, trên 85%. Điều này chứng tỏ công tác tuyển dụng đầu vào và thu hút người tài được thực hiện đã và đang đạt kết quả tốt, mang lại cho ngân hàng một đội ngũ tri thức chất lượng, có đủ khả năng thực hiện tốt công việc được giao.
Qua điều tra và quan sát thực tế cho thấy, ngoài đội ngũ cán bộ công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm, đa phần các nhân viên đang làm việc tại chi nhánh là những cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết. Đây có thể xem là một lợi thế lớn cho chi nhánh trong quá
trình cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Bên cạnh đó, chi nhánh không ngừng đầu tư vào nhân tố con người khi thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc cho các cán bộ bằng các lớp, hay các khóa học đào tạo về kiến thức, chuyên môn cho đội ngũ nhân sự của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố không những nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên mà còn nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với chi nhánh- một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế đang có nhiều thay đổi như hiện nay.
2.2.4.2 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại NHNo & PTNT Vĩnh Linh 2.2.4.2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Trong những năm qua, NHN0 & PTNT Vĩnh Linh đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng các biện pháp như: Đa dạng hình thức huy động, phát triển chiến lược kinh doanh về marketting, quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, đưa ra cơ chế lãi suất hấp dẫn. Linh hoạt trong các hình thức huy động kết quả thu được là sự tăng trưởng không ngừng qua các năm.
Bảng 2.2 cho ta thấy rõ về biến động tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm từ 2010 đến 2012. Trong đó, trước những biến động không ngừng của nền kinh tế trong nước và thế giới, dựa trên những quy định của NHNN VN về lãi suất huy động vốn trong từng thời kỳ, chi nhánh đã có những chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức. Cụ thể, ta thấy tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn tăng 118.260 triệu đồng, hay tăng lên 42,78% so với năm 2010 và tiếp tục đà tăng trưởng, loại hình tiền gửi này tiếp tục tăng thêm 142.900 triệu đồng vào năm 2012. Đạt được kết quả nay chứng tỏ ngoài việc thực hiện tốt các chính sách, quy định về lãi suất của NHNN VN với mức lãi dành cho tiền gửi có kỳ hạn tăng dần, từ 12%/năm năm 2010 lên 14%/năm năm 2011 nhằm thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư, những chiến lược, định hướng của chi nhánh về dịch vụ này đã đạt được kết quả tốt. Năm 2012, mặc dù lãi suất có nhiều biến động và giảm xuống ở mức 8%- 9% nhưng lượng tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh vẫn tăng nhanh, chứng tỏ, trước những biến động của nền kinh tế, chi nhánh vẫn hoạt động rất hiệu quả.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo thời gian của chi nhánh qua 3 năm
ĐVT: Triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (+ -)
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 11/10 12/11
(+ -) (%) (+ -) (%)
Tiền gửi không kỳ hạn 50.460 14.89 40.650 9.11 65.390 10.52 -9.810 80.55 24.740 160.86
Tiền gửi có kỳ hạn 276.410 81.58 394.670 88.42 537.570 86.48 118.260 142.78 142.900 136.20
Kỳ phiếu, trái phiếu 11.870 3.51 11.060 2.47 17.760 2.86 -810 93.17 6700 160.57
Tiền gửi ký quỹ 60 0.02 0 0 880 0.14 -60 0 880 -
Tổng cộng 338.800 100 446.380 100 621.600 100 107.580 131.75 175.220 139.25
Bên cạnh đó, một số hạn chế về huy động vốn của chi nhánh cũng đã thể hiện. Bên cạnh sự tăng trưởng không ngừng của tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn hay lượng tiền gửi ký quỹ năm 2011 tại chi nhánh lại giảm dần. Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn đạt 80.55% so với năm 2010 (giảm 19.45%), kỳ phiếu, trái phiếu chỉ đạt 93.17 % (giảm 6.83%) so với cùng kỳ năm 2010. Lý giải cho điều này, năm 2011, sau những động thái khá quyết liệt từ NHNN nhằm ấn định mức trần lãi suất huy động vốn ở 14%, nhiều ngân hàng nhỏ đã "lách" quy định này bằng cách đẩy lãi suất không kỳ hạn lên 8- 9%, thậm chí là 12% đối với những khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam, để giữ chân khách hàng. Là một ngân hàng lớn và uy tín, NHNo & PTNT lựa chọn phương án an toàn nên ảnh hưởng từ lãi suất đã khiến các khách hàng lựa chọn các ngân hàng khác để gửi khoản tiền này.
2.2.4.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Từ nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn vay bổ sung từ TƯ (Hội sở chính), chi nhánh đã sử dụng triệt để và tích cực, chủ yếu cho đầu tư tín dụng, (khoảng 70%), phần còn lại dự trữ số dư trên TK tiền gửi để đảm bảo thanh toán ( khoảng 15% tổng nguồn vốn huy động), dự trữ bắt buộc (gần 10%), tiền mặt tại quỹ (gần 2%), còn lại là sử dụng khác. Theo quy định của NHNN, để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 20% nguồn vốn huy động để đầu tư TDH. Dưới đây là phần sử dụng cho đầu tư tín dụng.
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn để cho vay của chi nhánh qua các năm.
ĐVT: Triệu VND Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 + - % + - %
Doanh số cho vay 647.900 763.000 883.300 115.100 117.76 120.300 115.76 Doanh số thu nợ 593.100 708.800 833.100 115.700 119.51 124.300 117.54
Dư nợ 428.600 482.800 533.000 54.200 112.64 50.200 110.39
(Nguồn: Phòng kế toán NHNo & PTNT Vĩnh Linh)
Doanh số cho vay qua các năm đều tăng: Năm 2011 tăng 115.100 triệu đồng, hay tăng 17.17% so với năm 2010; năm 2012, con số này tăng thêm 120.300 triệu đồng hay tăng 15.76% so với cùng kỳ 2011. Doanh số cho vay qua các năm liên tục tăng chứng tỏ
hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm là khá tốt. Bởi doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt. Kết quả này chứng tỏ công tác tín dụng tại chi nhánh đang ngày càng đạt kết quả cao cũng như sự phát triển không ngừng về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng tại chi nhánh.
Doanh số cho vay của chi nhánh tăng cho thấy sự phát triển năng động của nền kinh tế huyện Vĩnh Linh trong 3 năm qua. Sau các cuộc khủng hoảng cũng như các biến động của tình hình kinh tế, kinh tế cả nước nói chung và kinh tế huyện nói riêng đang hồi phục và trên đà phát triển. Các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn cũng đã không ngần ngại mở rộng quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh để hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích lớn hơn, hoạt động vay vốn vì thế cũng năng động hơn.
Hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong 3 năm từ 2010 đến 2012 cũng được thể hiện qua doanh số thu nợ các năm. Doanh số thu nợ liên tục tăng, 19.51% năm 2011 và 17.54% năm 2012. Hai con số này cho thấy trong 2 năm 2011 và 2012, các cá nhân, đơn vị vay vốn tại chi nhánh đã thực hiện khá tốt nghĩa vụ trả nợ của mình, phản ánh nền kinh tế trên địa bàn đang trên đà ổn định và phát triển.
Dư nợ qua các năm đều tăng được xem là một yếu tố phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Năm 2012, dư nợ tăng 10.39%, đảm bảo mức tăng dư nợ trong khoảng từ 8%- 11% của NHNo & PTNT VN đưa ra.
Biểu đồ 1: Tình hình sử dụng vốn để cho vay của chi nhánh qua 3 năm
Có thể thấy, tình hình sử dụng vốn để cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2010- 2012 là khá tốt, hay trước những biến động chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt hiệu quả cao.
2.2.4.2.3 Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động huy động vốn và tín dụng, một hoạt động khác không kém phần quan trọng tại chi nhánh là thanh toán thẻ, dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh nhằm đa dạng hóa loại hình dịch vụ, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán thẻ- dịch vụ của CN qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2010 2011 2012 11/10 12/11 +/- % +/- % 1. Thẻ và kinh doanh dịch vụ Số lượng thẻ ATM Thẻ 8.300 10.320 12.900 2.200 124.3 2580 125
Số tài khoản Tài khoản 20.450 24.690 28.270 4.240 120.7 3.580 114.5
Số dư Triệu đồng 365.350 449.500 624.800 84.150 123.03 175.300 138.9
Doanh số kiều hối Ngàn USD 1.100 1.250 1.500 150 113.6 250 120