Nhóm các biện pháp hạn chế rủi ro bằng việc tuân thủ nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 81 - 84)

2. Kinh doanh ngoại tệ

2.3.6.2 Nhóm các biện pháp hạn chế rủi ro bằng việc tuân thủ nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ

trình nghiệp vụ

Bảng 2.26: Biện pháp về tuân thủ nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ

Biện pháp Giá trị TB Giá trị kiểm định Sig. T quan sát 1. Tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng 374 3 0.000 8.08 2. Chính sách cho vay hợp lý. 3.72 3 0.000 6.86

3. Định lượng rủi ro tín dụng theo thang điểm. 4.14 3 0.000 10.41

4. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận chức

năng trong quy trình cấp tín dụng. 3.67 3 0.000 6.46

5. Hệ thống phân cấp, phân quyền trong quy trình xét

duyệt giới hạn tín dụng rõ ràng hơn. 3.35 3 0.001 3.53

6. Áp dụng mô hình cấp tín dụng mới trong quản trị

rủi ro. 3.74 3 0.000 8.97

7. Khai thác hệ thống báo cáo thống kê trong quản trị

rủi ro.. 3.69 3 0.000 6.64

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả phân tích cho thấy các biện pháp về quy trình nghiệp vụ được đưa ra nhận được sự đánh giá trung bình là khá cao từ các cán bộ tín dụng đang làm việc tại chi nhánh NHNo & PTNT Vĩnh Linh. Các giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0.05 nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho khi giả định rằng, đánh giá của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh đối với nhóm các biện pháp về quy trình nghiệp vụ nằm ở mức trung lập 3.00/5.00. Mặt khác, T quan sát của các biến đều lớn hơn 0, chứng tỏ các đánh giá này đều lớn hơn 3.00.

Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị Mean thu được đều nằm trong khoảng từ 3.3 đến 4.1, đặc biệt tập trung trong khoảng 3.6, 3.7 đã chứng tỏ tầm quan trọng của các biện pháp này trong việc hạn chế rủi ro tín dụng mà chi nhánh đang gặp phải.

Với giá trị Mean = 3.74 ,“Tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng” là một trong những biện pháp được đánh giá với mức cao trong nhóm các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tại chi nhánh. Biện pháp này đòi hỏi các cán bộ tín dụng cần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong cấp tín dụng, cần tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ từng bước trong quy trình, đảm bảo mỗi bước trong quy trình đều được thực hiện đúng và chặt chẽ. Để làm

được điều này, các cấp quản trị cần có chính sách kết hợp với công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên một cách thường xuyên và có hiệu quả.

“Chính sách cho vay” cũng ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro. Bởi lẽ một chính sách đúng và phù hợp với môi trường kinh doanh nơi chi nhánh hoạt động sẽ thúc đẩy tín dụng phát triển an toàn và ngược lại. Giải pháp này cũng được đánh giá cao với giá trị trung bình bằng 3.72.

Rủi ro tín dụng có thể được hạn chế một cách hiệu quả khi các yếu tố gây nên rủi ro có thể được định lượng theo thang điểm cụ thể. Trong đó doanh nghiệp được chấm điểm để lượng hóa bằng hai tiêu chí là Điểm tài chính và Điểm phi tài chính, mỗi chỉ tiêu được chia thành nhiều yếu tố (hay nhiều chỉ tiêu chi tiết) khác nhau theo quy mô doanh nghiệp để chấm điểm. Theo đó, tất cả các yếu tố dù định lượng hay định tính đều được lượng hóa bằng các thang điểm cụ thể rồi tổng hợp lại và cho kết quả xếp hạng (từ AAA- tốt nhất đến CCC- xấu nhất). Đây là cơ sở tương đối khách quan để ngân hàng “phân biệt đối xử” về chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp. Mặc dù quy trình này vẫn còn mang tính ước lệ và chưa sát với thực tế, nhưng đây là công cụ duy nhất có thể đo lường về khả năng và uy tín của doanh nghiệp, vì vậy đã nhận được đánh giá cao từ các cán bộ tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vĩnh Linh- Quảng Trị. Giá trị đánh giá trung bình của biện pháp này là cao nhất trong các quan sát, với Mean = 4.14/5.00.

Đánh giá kết quả thu thập được cho thấy, việc tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong quy trình cấp tín dụng và xây dựng một hệ thống phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn cũng nhận được sự đồng thuận khá cao từ đối tượng điều tra. Sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận chức năng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Khi các bộ phận kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, các bước trong quy trình cấp tín dụng sẽ được thực hiện chặt chẽ và an toàn, từ đó nâng cao tính an toàn chung trong hoạt động của chi nhánh.

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang áp dụng rất thành công mô hình quản trị rủi ro tập trung, trong đó có sự phân tách một cách rõ ràng giữa các phòng ban chuyên trách về từng khâu trong quy trình cấp tín dụng, nâng cao tính trách nhiệm trong từng bước thực hiện từ thẩm định, giải ngân đến giám sát sau cho vay. Mô hình này đã bộc lộ được những ưu điểm

vượt trội trong giảm thiểu rủi ro, vì vậy biện pháp áp dụng mô hình quản trị rủi ro kiểu mới đã nhận được sự ủng hộ cao từ các cán bộ tín dụng tại chi nhánh với đánh giá trung bình bằng 3.74/5.00.

Các biện pháp trên đây đều nhận được sự đồng tình, nhất trí cao từ các cán bộ tín dụng đang làm việc tại chi nhánh, là cơ sở vững chắc để người nghiên cứu đưa ra các biện pháp QTRR cụ thể và hữu hiệu tiếp theo.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 81 - 84)