Phân tích các khó khăn đối với đội ngũ cán bộ tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 53 - 56)

2. Kinh doanh ngoại tệ

2.3.3 Phân tích các khó khăn đối với đội ngũ cán bộ tín dụng tại chi nhánh.

Để tiến hành phân tích và hiểu rõ hơn những khó khăn mà cán bộ tín dụng chi nhánh đang gặp phải, kiểm định One- sample T- test với Test Value bằng 3, tương ứng với khó khăn ở mức Trung lập được lựa chọn làm giá trị so sánh.

* Giả thiết nghiên cứu:

“Ho: Khó khăn cán bộ tín dụng đang gặp phải = 3. H1: Khó khăn cán bộ tín dụng đang gặp phải ≠ 3.”

Kết quả kiểm định những khó khăn mà đội ngũ nhân viên tín dụng của chi nhánh đang phải đối mặt từ phần mềm SPSS 16.00 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng2.12: Kiểm định những khó khăn đối với đội ngũ cán bộ tín dụng tại chi nhánh Khó khăn Mean Gía trị kiểm định Sig. T quan sát

Khó khăn Mean Gía trị kiểm định Sig. T quan sát là chưa phù hợp.

2. Không được đào tạo và trang bị đầy đủ về

chuyên môn, nghiệp vụ. 3.83 3 0.000 9.35

3. Khó kiểm tra các thông tin về khách hàng và

ngành nghề khách hàng đang kinh doanh. 3.73 3 0.000 8.10

4. Chế độ khen thưởng và xử phạt chưa tương

xứng với công việc. 3.84 3 0.000 8.11

5. Các công cụ hỗ trợ (tin học, hệ thống báo cáo,

…) chưa được khai thác tốt. 3.65 3 0.000 6.10

6. Phẩm chất và năng lực thẩm định của cán bộ tín

dụng còn hạn chế. 3.85 3 0.000 7.61

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quảkiểmđịnh cho thấy, giá trị Sig. của các khó khăn được đưa ra kiểm định đều nhỏ hơn 0.05, nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho khi cho rằng, các khó khăn mà cán bộ tín dụng tại chi nhánh phải đối mặt nằm ở mức trung lập. Mặt khác, các giá trị “T quan sát” đều lớn hơn 0.00 nên có thể khẳng định, những khó khăn này được đánh giá ở cao hơn 3.00.

Kết quả phân tích bảng cũng cho thấy những khó khăn đội ngũ nhân viên tín dụng tại chi nhánh đang gặp phải là khá lớn, với đánh giá trung bình nằm trong khoảng 3.60 đến 4.00 trên thang đo Likert 5 mức độ. Trong đó có những khó khăn được đánh giá với tác động cao đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh, như “Khối lượng công việc trên mỗi cán bộ tín dụng là chưa phù hợp” với giá trị Mean = 4.06, “Không được đào tạo và trang bị đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ” với Mean = 3.83 hay “Chế độ khen thưởng và xử phạt chưa tương xứng với công việc” được đánh giá ở mức trên 3.84.

Đánh giá kết quả điều tra nêu trên, ta nhận thấy:

Một trong những khó khăn trong công tác thẩm định và cho vay tại chi nhánh là khối lượng công việc trên mỗi cán bộ là chưa phù hợp. Với đánh giá trung bình nằm ở mức cao nhất trong các biến (Mean = 4.06), đây được xem là một trong những vấn đề gây nên khó khăn lớn nhất đối với các cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Dựa trên cách phân

chia nhiệm vụ và công việc theo địa bàn mà chi nhánh đang áp dụng thì đây cũng là một khó khăn thường gặp. Mỗi cán bộ tại chi nhánh được phân công phụ trách một địa bàn nhất định thuộc khu vực huyện Vĩnh Linh. Tùy thuộc điều kiện sản xuất kinh doanh, canh tác, nhu cầu sử dụng vốn cũng như tính mùa vụ trong các hoạt động nông nghiệp mà thời gian vay vốn của khách hàng ở mỗi vùng là khác nhau, từ đó khối lượng công việc và tần suất làm việc trên mỗi cán bộ tín dụng cũng khác nhau. Chất lượng công việc của các cán bộ tín dụng sẽ giảm khi khối lượng công việc quá nhiều gây nên căng thẳng do áp lực. Tiêu chí này cho thấy khối lượng công việc trên mỗi cán bộ phụ trách cũng là một vấn đề nếu không giảm tải phù hợp nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao chất lượng công tác.

Mặc dù có tiêu chuẩn tuyển dụng đầu vào tốt nhưng khi tiếp cận với thực tế công việc, đội ngũ cán bộ cần sự trang bị đầy đủ và chu đáo hơn về những kiến thức mang tính chuyên môn sâu, nhất là với hơn 50% số cán bộ phụ trách tín dụng lại không thuộc chuyên ngành tài chính tín dụng. Tìm hiểu khó khăn này, tôi thấy rằng tại chi nhánh có quan tâm đào tạo bổ sung khá thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu, yêu cầu và nguyện vọng của nhân viên, trong đó việc được cho đi đào tạo tập trung và nâng cao đối với cán bộ trẻ là khá khó khăn. Đánh giá của các cán bộ tín dụng về khó khăn này cũng nằm ở mức khá cao, 3.83/5.00.

Trung tâm thông tin tín dụng của Agribank thường xuyên cung cấp bản tin, trong đó có những tin chuyên ngành nhưng vẫn chưa được cập nhật đầy đủ, thông tin về khách hàng cụ thể lại càng thiếu và không chính xác, một thực tế tồn tại là một số doanh nghiệp thường báo cáo sai sự thật nhằm che dấu thực trạng tài chính của mình (Lãi giả lỗ thật). Những thông tin này có ý nghĩa trong việc khẳng định hồ sơ có phù hợp với định hướng đầu tư của chi nhánh theo danh mục đầu tư và theo đối tượng khách hàng hay không. Với đánh giá trung bình bằng 3.73, đây được xem là một trong những khó khăn phổ biến của các cán bộ làm công tác tín dụng tại chi nhánh.

Với mức đánh giá trung bình về sự ảnh hưởng của chế độ đãi ngộ của chi nhánh đến cán bộ tín dụng là khá cao, bằng 3.84, cho thấy, để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác, vấn đề thưởng phạt đối với cán bộ tín dụng cũng rất cần thiết. Qua điều tra cho thấy, quy chế cụ thể về thưởng phạt tại chi nhánh hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu

cần của nhân viên. Đây là điểm khó khăn và hạn chế trong việc khuyến khích cán bộ tự nâng cao chất lượng công tác nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro do chủ quan gây nên.

Ngoài yêu cầu về con người thì việc khai thác các công cụ hỗ trợ như tin học, hệ thống báo cáo thống kê, thông tin tổng hợp… đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần giúp công việc của các cán bộ tín dụng thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Hiện nay hệ thống báo cáo cập nhật tự động chưa chính xác, thông tin khách hàng còn nhiều sai lệch… đòi hỏi sự quan tâm và cải tiến trong thời gian tới.

Đánh giá về năng lực và chất lượng cán bộ, tiêu chí thứ 6 cho thấy đây cũng là một nguyên nhân của những rủi ro có thể xảy ra. Vì tính chất của công việc đòi hỏi người cán bộ không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà cần có phẩm chất đạo đức tốt, tính tuân thủ chế độ nghiêm ngặt thì mới có thể đứng vững trước những tiêu cực do đặc thù công việc mang lại. Trên thực tế, vẫn còn tồn tại những món vay có độ rủi ro cao vì cho vay không tuân thủ chế độ tín dụng do coi trọng mối quan hệ quen biết hoặc do sức ép từ cấp trên.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w