Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 49)

2. Kinh doanh ngoại tệ

2.2.5 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2010-

2.2.5.1 Tình hình chung về tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm 2010- 2012

Bảng 2.7: Tình hình chung về hoạt động tín dụng của chi nhánh qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (+ -)

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) (+ -)11/10 (%) (+ -)12/11 (%)

I. Tổng doanh số cho vay 647.900 100 763.000 100 883.300 100 115.100 117.77 120.300 115.76

Cho vay ngắn hạn 540.400 83.41 620.650 81.34 739.200 83.69 80.250 114.85 118.550 119.10

Cho vay trung và dài hạn 107.500 16.59 142.350 18.66 144.100 16.31 34.850 132.42 1.750 101.23

II. Tổng doanh số thu nợ 593.100 100 708.800 100 833.100 100 115.700 119.51 124.300 117.54

Thu nợ ngắn hạn 518.900 87.49 578.650 81.64 706.800 84.84 59.750 111.51 128.150 122.15

Thu nợ trung và dài hạn 74.200 12.51 130.150 18.36 126.300 15.16 55.950 175.40 -3.850 97.04

III. Tổng dư nợ 428.600 100 482.800 100 533.000 100 54.200 112.64 50.200 110.39

Dư nợ ngắn hạn 258.100 60.22 300.100 62.16 332.500 62.38 42.000 116.27 32.400 110.79

Dư nợ trung và dài hạn. 170.500 39.78 182.700 37.84 200.500 37.62 12.200 107.16 17.800 109.74

Bảng 2.7 cho thấy cái nhìn rõ hơn về hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời kỳ từ 2010 đến 2012. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng chứng tỏ sự phát triển năng động của nền kinh tế huyện Vĩnh Linh trong những năm gần đây , cùng với đó, nguồn vốn vay của chi nhánh đang góp phần quan trọng tạo cơ sở cho nhân dân được tiếp cận vốn vay để có nguồn đầu vào ổn định, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện đúng kế hoạch và mang lại hiệu quả cao

Biểu đồ 2: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua các năm

Kết quả thống kê cho thấy, nguồn vốn ngắn hạn đóng một vai trò rất quan trọng trong tổng cơ cấu vốn vay của chi nhánh. Qua 3 năm, nguồn vốn dành cho tín dụng ngắn hạn liên tục tăng. Năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn mới chỉ đạt 540.400 triệu đồng, chiếm 83.41% tổng nguồn vốn vay, nhưng con số này đã nhanh chóng tăng lên 739.200 triệu đồng vào năm 2012, chiếm 83.69% tổng chi cho tín dụng.

Cho vay ngắn hạn không những chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà còn tăng nhanh qua các năm. Năm 2011, doanh số này tăng 80.250 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 14.85% so với năm 2010. Năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên thêm 118.150 triệu đồng, hay tăng 19.10% so với cùng kỳ năm 2011. Điều này có thể lý giải bởi đặc điểm của nền kinh tế huyện nhà. Vĩnh Linh là một huyện nông nghiệp, cuộc sống của phần lớn dân cư chủ yếu vẫn dựa vào các hoạt động thuần nông nên tính mùa vụ là rất cao. Đầu mỗi mùa vụ, nông dân thường tiến hành vay vốn sản xuất kinh doanh, và NHNo & PTNT, với cơ chế và nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi với đối tượng là nông dân nên luôn được ưu tiên trong lựa chọn ngân hàng để vay vốn của nhóm khách hàng này.

Bên cạnh đó, cho vay trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm, nhưng mức tăng trưởng chưa cao, đặc biệt, năm 2012, nguồn tín dụng này gần như không tăng trưởng so với cùng kỳ 2011.

Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 115.700 triệu đồng, hay tăng 19.51% so với năm 2010 và đạt mức cao nhất trong 3 năm khi tiếp tục tăng 17.54% vào năm 2012. Điều này chứng tỏ các chính sách về tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đã mang lại hiệu quả tốt, khi cả doanh số cho vay và thu nợ đều tăng, đảm bảo mục tiêu đặt ra và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.

Một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng là dư nợ. Qua 3 năm, dư nợ của chi nhánh tăng với sự tăng trưởng nhanh hơn ở nhóm dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn tăng nhưng không đáng kể với mức tăng dưới 2 chữ số, đạt mục tiêu do NHNo & PTNT NV đặt ra.

2.2.5.2 Trích lập, xử lý dự phòng rủi ro tại chi nhánh

Công tác trích lập và xử lý DPRR tại chi nhánh tuân thủ theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN. Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, các khoản nợ được chia làm 5 nhóm tùy theo tính chất và mức độ rủi ro, làm cơ sở cho việc trích lập DPRR, cụ thể:

Nhóm 1: Là nhóm nợ mà các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm này là 0%. QĐ 493 cũng quy định các cam kết về bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán cũng được phân loại vào nhóm 1 để trích lập dự phòng chung.

Nhóm 2: Là nhóm nợ cần chú ý, gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập là 5% trên tổng dư nợ của nhóm.

Nhóm 3: Là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày. Tỷ lệ trích lập là 20% trên tổng dư nợ của nhóm.

Nhóm 4: Là nhóm nợ nghi ngờ, gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Tỷ lệ trích lập là 50% trên tổng dư nợ của nhóm.

Nhóm 5: Là nhóm nợ có khả năng mất vốn, gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng là 100% trên tổng dư nợ của nhóm.

Dự phòng chung được trích lập bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Bảng 2.8: Phân loại nợ và trích lập dự phòng qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Gía trị các khoản nợ Số tiền trích lập 2011/2010 2012/2011

2010 2011 2012 2010 2011 2012 + / - % + / - %

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. 376.760 433.830 467.450 0 0 0 57.070 115.15 33.620 107.75

Nhóm 2: Nợ cần chú ý 48.680 47.200 64.740 2132 2017 3037 -1480 96.96 17.540 137.16

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 1.160 720 170 212 130 26 -440 62.07 -550 23.61

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 1.370 120 240 575 52 107 -1250 8.76 120 200

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 630 930 400 560 820 320 300 147.62 -530 43.01

Dự phòng chung 3109 3614 3990 505 116.24 376 110.40

Tổng cộng 428.600 482.800 533.000 6.588 6.633 7.480 45 100.68 847 112.77

Số tiền trích lập DPRR của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng, biến động cùng với sự thay đổi của các khoản nợ tại chi nhánh.

Năm 2011, tình hình NQH tại chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực khi nợ nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 đều có xu hướng giảm so với năm 2010. Nợ nhóm 2- nợ cần chú ý giảm 3.04%, nhóm 3- nợ dưới tiêu chuẩn đã được cải thiện đáng kể khi giảm 37.93% và nợ nghi ngờ cũng giảm xuống 91.24% so với năm 2010. Đây là những biến chuyển tích cực và đáng ghi nhận trước rất nhiều nỗ lực chi nhánh đã thực hiện, là hiệu quả của việc thực hiện tốt các công tác như: cơ cấu lại các khoản nợ bằng việc phân loại nợ để trích lập DPRR theo QĐ 493 trong hoạt động tín dụng, tích cực đôn đốc khách hàng tìm mọi nguồn trả nợ nhằm giảm thiểu các khoản NQH đến mức tối thiểu, xử lý tài sản thế chấp để thu hồi, khởi kiện ra tòa đối với những khách hàng cố tình lừa đảo, chây ỳ và không trả nợ. Song song với các giải pháp này, chi nhánh cũng nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc thẩm định kỹ các dự án, các món vay và hạn chế cho vay đối với những khách hàng có tình hình tài chính không tốt,…

Bước sang năm 2012, đứng trước những biến động không ngừng của nền kinh tế và rủi ro tín dụng, các khoản NQH của chi nhánh có xu hướng tăng so với năm 2011. Bên cạnh tăng thêm 7% của nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ nhóm 2 đã tăng một tỷ lệ khá cao, 37.16%, nợ nhóm 4 tăng 100% so với năm 2011. Điều này có thể lý giải bởi những biến động về giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng, giá vàng đã làm tăng tỷ lệ lạm phát dẫn đến việc khách hàng vay vốn đã không trả được nợ. Tính mùa vụ trong nông nghiệp cũng khiến năm vừa qua, trước những thay đổi thất thường của thời tiết, tình hình nuôi thủy hải sản và trồng cây lương thực của người dân trên địa bàn huyện cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm mất nguồn thu nhập của bà con.

Ngoài ra, công tác xử lý TSBĐ của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khiến việc thu hồi nợ còn khó thực hiện. Trong thực tế. khi đánh giá giá trị của TSBĐ, giá trị này thường được đánh giá thấp hơn so với giá trị thực nhưng đến khi ngân hàng đưa vào xử lý thì giá trị của TSBĐ còn rất thấp do tài sản đã qua sử dụng, khấu hao theo thời gian, ….chưa nói đến có những tài sản giá trị chuyển hóa thành tiền thấp làm giảm khoản tiền thu được của chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w