II. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Các giai đoạn phát triển của vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam
• Giai đoạn từ 1980 đến 1986
Giai đoạn này vận tải đa phương thức quốc tế ở Việt Nam vẫn còn là một điều mới mẻ. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải của Việt Nam chỉ có liên quan đến vận tải đa phương thức quốc tế và bước đầu áp dụng như Vietfracht, Vietrans, Vosa. Việc áp dụng vận tải đa phương thức quốc tế cũng chỉ là thực hiện một công đoạn nào đó như việc sử dụng chứng từ, thuê phương tiện vận tải...
• Giai đoạn từ 1986 đến 2003
Cùng với công cuộc đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta mở cửa hơn với các nền kinh tế khác thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập dẫn tới ngoại thương phát triển mạnh hơn, thúc đẩy nhu cầu về vận chuyển hàng hóa. Vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam giai đoạn này đã phát triển khá mạnh, nhưng chưa phát triển thành một ngành kinh doanh hoàn chỉnh.
• Giai đoạn từ 2003 đến nay
Một trong những yếu tố quan trọng của vận tải đa phương thức ra sự ra đời của Nghị định số 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức quốc tế và sau là Nghị định số 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức. Đây là văn bản pháp lý quan trọng cho sự phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Giai đoạn này vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam phát triển khá mạnh, với nhiều loại
hình doanh nghiệp.
2.3.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức tại Việt Nam
• Cơ sở vật chất kỹ thuật
Vận tải đường bộ trong vận tải đa phương thức
Kết cấu hạ tầng của ngành vận tải đường bộ hiện nay đang được chú trọng nâng cấp, nhưng vẫn chưa đáp ứng với việc vận chuyển hàng container loại 40 feet, 45 feet... Loại container 40 feet chỉ có thể lưu hành trên khoảng 3.000 km (chiếm khoảng 5% đường ô tô cả nước, 20% hệ thống đường quốc lộ).
Phương tiện ô tô trong ngành đường bộ đa số các phương tiện là cũ nát, không đảm bảo kỹ thuật. Trong số phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành, có tới 70% là có thời hạn sử dụng khoảng 20 năm, thậm chí có nhiều xe còn có thời hạn sử dụng lâu hơn, nhất là khu vực phía Nam, khoảng 50% số xe đã qua thời kỳ cải tạo thay thế, hoán cải.
Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức
Năm 2011, đường sắt Việt Nam có 5.800 toa xe chở hàng, gồm cả khổ đường 1m và khổ đường1,435m. Hầu hết các toa xe đã cũ, đa số toa xe có thời gian khai thác trên 20-35 năm, khai thác kém hiệu quả và khó duy tu, sửa chữa.
Bên cạnh những tồn tại về cơ sở hạ tầng, hệ thống đầu máy và toa xe của đường sắt nước ta cũng có rất nhiều hạn chế. Theo báo cáo của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt quản lý đến 90% là đầu máy diezel với tình trạng rất cũ, tốc độ thấp, kém an toàn, tiêu hao nhiên liệu.
Vận tải biển trong vận tải đa phương thức
Đội tàu vận tải biển Việt nam đang trong tình trạng quy mô nhỏ bé, manh mún, chủ yếu khai thác trên các tuyến nội địa. Cơ cấu đội tàu cũng còn bất hợp lý, thiếu tàu chuyên dụng chở container, tàu hàng rời, tàu dầu cỡ lớn và tàu chở khí hóa lỏng.
Trang thiết bị của ngành vận tải biển Việt Nam còn yếu, nguồn vốn còn hạn hẹp, thị phần vận chuyển hàng hóa còn rất nhỏ bé. Các công ty vận tải biển của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài trong khai thác vận
tải đa phương thức và chỉ tham gia một phần công đoạn trong vận tải đa phương thức.
Vận tải hàng không trong vận tải đa phương thức
Đến năm tháng 6 năm 2011, số tàu bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines tổng cộng có 94 chiếc các loại. Ngành hàng không tham gia vận tải đa phương thức quốc tế thông qua 2 doanh nghiệp là hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty Hàng không cổ phần (Pacific Airlines). Nhưng mới chỉ tham gia một phần công đoạn trong khai thác hàng hóa vận tải đa phương thức, đó là vận chuyển hàng hóa từ sân bay đến sân bay.
Vận tải thủy nội địa trong vận tải đa phương thức
Vận tải thủy nội địa Việt Nam có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Với trên 50.000 km đường thủy nội địa, tập trung chủ yếu ở hai khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống vận tải sông đã góp phần đáng kể trong vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, sự đóng góp vào vận tải đa phương thức trên thực tế còn rất hạn chế .
Phần lớn các sông, kênh đã đưa vào khai thác nhưng chủ yếu tận dụng tự nhiên nên chưa đảm bảo đúng kỹ thuật. Các cảng sông tản mạn, quy mô nhỏ bé, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, hệ thống giao thông nối cảng sông với các phương thức vận tải khác kém.
Các đầu mối chuyển tiếp trong vận tải đa phương thức
Cảng nội địa: Hiện nay ở Việt Nam, các cảng nội địa chỉ mới hình thành tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa có ICD do khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container qua vùng quá ít.
Bến Container: Việc xây dựng bến container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức. Độ sâu của bến tàu đối với cảng container cỡ lớn phải đảm bảo cho tàu container có sức chở lớn (trên 2.000TEU) vào làm hàng.
Hệ thống giao dịch điện tử đang được đề cập đến ở các nước đang phát triển. Nhu cầu tất yếu để đảm bảo cho hoạt động của vận tải đa phương thức quốc tế đạt hiệu quả là phải thiết lập được hệ thống truyền tin dữ liệu ở mỗi nước và nối mạng với nước khác. Đây là những yếu tố không thể thiếu được trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của vận tải đa phương thức.
Sự ứng dụng công nghệ thông tin trong vận tải đa phương thức:
- Công nghệ truyền thông dữ liệu điện tử: Trao đổi điện tử mã chuẩn EDI là công nghệ cho phép trao đổi trực tiếp dữ liệu có cấu trúc giữa các máy tính thông qua các phương tiện điện tử. EDI có thể được sử dụng để truyền theo đường điện tử các tài liệu như hóa đơn, phiếu đặt hàng, giấy biên nhận, vận đơn và các thư từ trao đổi nghiệp vụ chuẩn khác giữa các tổ chức và đối tác kinh doanh.
- Công nghệ truyền thông không dây: Công nghệ không dây được ứng dụng trong quản lý và khai thác bến cảng container như: truyền thông, thông tin, nhận dạng container, khai thác trang thiết bị, tìm kiếm container trong khai thác bãi.
• Cơ sở pháp lý
Hệ thống luật pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ vận tải đa phương thức
Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức
Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD và Phòng thương mại quốc tế.
Trong vận tải đường biển: Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển , Công ước Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, Công ước quốc tế về vận chuyển đường bộ.
Trong vận tải đường sắt: Công ước vận tải đường sắt quốc tế , Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế COTIF.
Trong vận chuyển bằng đường hàng không: Công ước thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế, Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức.
Hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan đến vận tải đa phương thức quốc tế Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam Luật đường sắt Việt Nam năm 2005 Luật giao thông đường thủy nội địa Luật giao thông đường bộ