Thực trạng đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông (Trang 41 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1.Thực trạng đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay

thông hiện nay

Ngữ văn là một trong số những môn học chính, môn học này là môn học cơ bản hình thành cho học sinh tư tưởng, lí tưởng, thế giới quan, nhân cách, lối sống nhân văn…Nhưng thực trạng dạy và học môn Ngữ văn làm đau đầu các nhà quản lí, là nỗi buồn của người dạy văn và nỗi ám ảnh đối với người học.

Đổi mới dạy học Ngữ văn bắt đầu khi mà thực sự hệ thống tri thức và phương pháp dạy học không còn phù hợp với thực tiễn dạy học và nhu cầu của xã hội. Đầu tiên, hướng vào đổi mới là thay đổi chương trình sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành biên soạn theo tinh thần tích hợp. Có nhiều điểm mới trong bộ sách này, như sự mô tả của tác giả Đỗ Ngọc Thống trong cuốn Tìm hiểu chương trình SGK Ngữ văn THPT, trong đó tác giả đã nói đến những đổi mới về cả mặt nội dung của chương trình Ngữ văn và cả mặt hình thức chương trình. Từ chỗ chương trình sách giáo khoa thay đổi dẫn đến phương pháp dạy học cũng đã thay đổi và việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi. Đồng thời sự tác động của các lí thuyết về lí luận dạy học cũng

tác động không nhỏ đến việc thay đổi phương pháp dạy học. Thực trạng đổi mới dạy học Ngữ văn được nhắc đến trong nhiều bài viết, công trình khoa học giáo dục trong đó có bài viết Phương pháp dạy học môn Ngữ văn của tác giả Đặng Lưu đăng trên Phongdiep.net. Bài viết này đã có bàn đến thực trạng dạy học văn ở trường phổ thông hiện nay đó là “Không thể phủ nhận rằng, khoảng một thập niên trở lại đây, việc đổi mới cách dạy học văn đã được tiến hành rộng khắp trong cả nước. Vai trò và mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác trước. Sự chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học được đề cao. Các phương tiện dạy học phong phú hơn. Tuy nhiên tất cả những gì diễn ra ở môn văn như thế, chẳng qua cũng chỉ là sự khúc xạ những tiến bộ chung về quan niệm dạy học hiện đại. Cái gọi là “tư tưởng dạy học văn theo hướng coi trọng hoạt động của học sinh, giáo viên là người định hướng tổ chức, không phải là người truyền đạo, áp đặt”…như một bằng chứng về thành tựu đổi mới dạy học văn, thực chất vẫn nằm trong cái khuôn chung của giáo dục học…Rõ ràng trong thực tế, chưa có sự đổi mới căn bản, triệt để dựa trên đặc thù môn Ngữ văn phản ánh trong mối quan hệ bộ ba hữu cơ: thầy giáo (người hướng dẫn, tổ chức)- học sinh (chủ thể tiếp nhận) - văn bản (đối tượng của sự tiếp nhận)” [85].

Cũng trong bài viết này, tác giả Đặng Lưu dẫn lời của tác giả Trần Đình Sử nói về thực trạng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay đó là: “Trong bài báo đăng trên Văn nghệ số 10, 7-3-2009, giáo sư Trần Đình Sử nêu thẳng vấn đề: muốn đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn , không có con đường nào khác là phải trở về với văn bản văn học. Tư tưởng ấy được hình thành từ nhận thức của ông về thực trạng dạy học văn trong nhà trường bấy lâu nay: ấy là kiểu dạy học lấy thế bản thay cho văn bản…Theo Trần Đình Sử, chính sự lệ thuộc quá mức của học sinh vào các thế bản đã đẩy các em vào tình trạng thụ động, luôn luôn chờ đợi những kết quả mà người

khác cảm nghĩ hộ, mất khả năng tự mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương để nói lên cảm nhận, những rung động của chính bộ óc, con tim của mình bằng chính lời lẽ của mình” [85].

Những nhận xét này là xác đáng với thực trạng đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay.

Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được sau những năm kêu gọi đổi mới phương pháp dạy học. Chặng đường đã đi được cũng không là ngắn nữa, nhìn lại những bước đã đi qua chúng ta thấy được sự nỗ lực rất lớn của người dạy và người học. Hiện nay, dạy học Ngữ văn đã phần nào phát huy được vai trò chủ động tích cực của người học trong quá trình học tập. Người học được xem là trung tâm của hoạt động học, họ được giáo viên hướng dẫn, chia sẻ trong việc học tập. Nhiều người dạy đã vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Ngữ văn để giúp người học có thể phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của mình.

Trong bài viết Vận dụng các phương pháp vào dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông của tác giả Lê Sử (Kỉ yếu hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới) có nói đến thực trạng đổi mới dạy học Ngữ văn: “Trong đổi mới dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, một công việc được tiến hành hơn một thập kỉ, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại, vấn đáp)…Đổi mới dạy học văn, nói một cách ngắn gọn nhất là giáo viên không thuyết giảng mà tổ chức cho học sinh học tập thông qua hệ thống câu hỏi. Khi học sinh phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi thì các em thoát khỏi tình trạng thụ động trước đây; và như thế các em là một chủ thể tích cực, chủ động trong học tập” [96;43]. Mặc dù nêu ra hiệu quả của phương pháp gợi mở trong dạy học Ngữ văn, đồng thời tác giả Lê Sử cũng đưa ra nhược điểm của phương pháp nếu vận dụng đó là: “…Một thực tế khá phổ biến trong

vận dụng phương pháp gợi mở đó là giáo viên sau khi đặt câu hỏi thường chỉ gọi một học sinh đứng dậy trả lời (chỉ khi học sinh đó trả lời sai thì giáo viên mới gọi học sinh thứ hai); giáo viên hầu như không nhận xét cụ thể nội dung trả lời của học sinh…rồi sau đó giáo viên mải miết trình bày “đáp án” đã chuẩn bị sẵn. Nhiều giáo viên vừa nói vừa ghi bảng. Nghĩa là rốt cuộc thì vẫn thuyết giảng. Học sinh chỉ ngồi chờ giáo viên nói rồi ghi vào vở. Sau đó lại tiếp tục đặt câu hỏi khác. Tóm lại, vẫn dạy học theo lối áp đặt, sự tích cực chủ động của học sinh không phát huy được bao nhiêu” [96;43]. Thực tế mà nói, có những giờ dạy học Ngữ văn người dạy tiến hành gợi mở bằng cách hỏi đến hàng chục câu hỏi. Cứ giáo viên hỏi và học sinh trả lời, suốt giờ học giống như tra và khảo. Như vậy thì cảm xúc trong một giờ học Ngữ văn còn đâu nữa, mà không khí bao trùm là sự căng thẳng của học sinh khi cố gắng tìm câu trả lời để đối phó với câu hỏi của người dạy.

Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay đã hướng đến trung tâm của dạy học là người học. Vì việc xem người học là trung tâm của hoạt động học nên trong quá trình dạy học, vai trò tích cực chủ động, sáng tạo và độc lập của người học được phát huy nhiều hơn. Cho dù nó chưa đạt đến đỉnh của sự chủ động nhưng đã có sự phát triển so với trước đó. Việc xem người học là trung tâm của hoạt động dạy học, chúng ta cũng không đánh mất vai trò của người dạy. Mà ngược lại, với việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào trung tâm là người học thì vai trò dạy học của người dạy lại quan trọng hơn.

Hiện nay, người dạy học Ngữ văn đã có cơ hội tiếp cận với những lí thuyết hiện đại về phương pháp dạy học bộ môn trên thế giới, nhất là những nước có nền giáo dục hiện đại. Dù đó là những tài liệu được dịch và có sự khúc xạ trong quá trình dịch về các vấn đề trong các công trình khoa học đó. Song, phải công nhận rằng, các nhà giáo dục đã phát huy những khả năng có

thể có của mình để học hỏi, tiếp thu những vấn đề của giáo dục hiện đại. Việc áp dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực của người học là nỗ lực vô cùng to lớn của người dạy học. Và thực sự việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, học tập hợp tác, thực hành, đàm thoại, sử dụng bản đồ tư duy…đã giúp cho người học nâng cao kết quả học tập và các kĩ năng cần thiết.

Còn có một thực tế mà chúng ta cũng phải nhìn nhận đó là sự chấp nhận thế bản của người dạy và người học. Thế bản được nhắc đến đó là bài soạn của thầy và các tài liệu tham khảo. Một yêu cầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn là cả người dạy và người học phải tiếp xúc với văn bản được dạy học. Việc tiếp xúc như vậy tạo cho người học tâm thế đón nhận văn bản chứ không phải thế bản. Đón nhận thế bản thực ra lại cũng là thụ động tiếp thu cách hiểu của người khác, chứ không phải là cách hiểu của bản thân khi tự mình tiếp xúc văn bản và vỡ vạc ra.

Như vậy là việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn vẫn đang trên con đường đổi mới. Cho dù hiện nay việc đổi mới đó còn manh mún, chưa có hệ thống, chưa triệt để nhưng chúng ta tin rằng thực trạng tồn tại sẽ được khắc phục, việc đổi mới sẽ tiến hành đồng bộ, quy mô và quan trọng là xây dựng được cơ sở lí luận vững chắc.

1.3.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản hiện nay

Thực trạng của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông hiện nay được miêu tả qua các tài liệu, văn bản với tính chất tổng kết từ những thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. Đồng thời thực trạng này cũng được chúng tôi nhìn nhận thực tế trong quá trình nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi điểm qua một

số tài liệu để thấy thực trạng tổ chức dạy học nhóm cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản đã được mô tả như thế nào.

Trong bài viết Vận dụng các phương pháp vào dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông của tác giả Lê Sử viết về thực trạng tổ chức dạy học nhóm trong môn Ngữ văn nói chung và dạy học Đọc – hiểu văn bản như sau: “…Phương pháp tổ chức nhóm cũng mới được sử dụng trong vài năm gần đây và nó đã có tác dụng đa dạng hóa hoạt động học tập của học sinh. Trong dạy học Làm văn và Tiếng Việt ưu thế của phương pháp này được thể hiện rất rõ. Giáo viên sau khi đã hình thành lí thuyết cho học sinh thì chia nhóm để học sinh làm các bài tập luyện tập củng cố kiến thức vừa thu nhận được. Giờ học hết sức sôi nổi, hứng thú học tập của học sinh cũng như hiệu quả học tập tăng lên. Mặt khác, một điều dễ nhận hơn nữa, đó là nếu như không chia nhóm thì tất cả học sinh chỉ là một bài tập còn việc chia nhóm các em sẽ tham gia làm từ hai bài tập trở lên, tùy thuộc vào số nhóm. Do đó, kiến thức sẽ được củng cố vững chắc hơn.

Tuy nhiên, trong dạy học tác phẩm văn chương (đọc hiểu văn bản) thì việc vận dụng phương pháp tổ chức nhóm có phần tùy tiện. Giáo viên tổ chức nhóm một cách ngẫu hứng. Phương pháp tổ chức nhóm đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên lạm dụng phương pháp này sẽ dễ cháy giáo án, và nhất là đối với dạy học tác phẩm van chương nó dễ khiến cho giờ học trở nên gián đoạn. Nhiều giáo viên sau khi giới thiệu bài, hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong phần “tiểu dẫn” liền chia nhóm. Sau đó lại tiếp tục dạy học theo phương pháp gợi mở. Chia nhóm không chỉ một lần mà nhiều lần. Giờ học liên tục bị gián đoạn, lớp học lộn xộn, hiệu quả không cao. Đáng tiếc là hiện tượng này lại xảy ra ngay cả trong những giờ học thể nghiệm, dùng làm mẫu cho giáo viên. Những điều này còn cần nhấn mạnh hơn nữa, đó là cần tìm hiểu xem những vấn đề, những yêu cầu giao cho mỗi nhóm có xứng đáng cho hoạt động nhóm hay

không, hay nó chỉ xứng đáng với một câu hỏi gợi mở thôi. Thế là, chia ra các nhóm chỉ để thảo luận một vấn đề mà vấn đề đó chả đáng thảo luận, chỉ là câu hỏi tái hiện. Ngoài ra, lại có một hiện tượng khác, đó là giáo viên giao cho các nhóm làm những công việc trong một phạm vi rộng mà không phải là những vấn đề cần thảo luận, suy nghĩ. Chẳng hạn, giao cho nhóm tìm hiểu một khía cạnh nội dung của văn bản. Đó là bất cập dễ nhận thấy trong vận dụng phương pháp tổ chức nhóm, nếu như không rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp sẽ trở nên phản tác dụng” [96;46-47]. Đây thực sự là những đúc kết rất đích đáng. Bởi khi đi vào điều tra thực tế chúng ta nhận thấy được những mặt tích cực và tồn tại của vấn đề dạy học nhóm trong môn Ngữ văn nói chung và đọc hiểu nói riêng.

Như vậy, chúng ta đã thấy những thực trạng của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương hay dạy học Đọc – hiểu văn bản. Dĩ nhiên vẫn còn đâu đó những ưu điểm chưa được ghi nhận hoặc có những hạn chế vẫn chưa được phát hiện, cảnh báo. Sự nhìn nhận của chúng tôi có thể chưa được đầy đủ bởi có những tài liệu tồn tại mà chúng tôi chưa có dịp tiếp xúc và mong được bổ sung những gì còn khuyết thiếu.

Trở lại với thực trạng của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản, chúng ta thấy trong thực tế hoạt động này muôn màu muôn sắc, khen có, chê có. Như các nhà nghiên cứu đã nhận xét, quả thực tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản là một phương pháp dạy học hiệu quả. Mặc dù vậy, trong thực tế nó được áp dụng chưa đúng cách, thiên về hình thức, mô phỏng, do đó mà nảy sinh ra những hạn chế không nên có. Khi nhìn nhận vấn đề này, trên thực tế giảng dạy ở nhà trường Việt Nam thì quả thực chúng ta nhận ra khoảng cách quá lớn giữa lí thuyết dạy học có tổ chức hoạt động nhóm và hiện thực hiệu quả cũng như cách thực hiện nó. Công nhận nó là một phương pháp dạy học hiệu

quả, lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học, phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, kích thích hứng thú học tập và tinh thần tự học. Song, không chỉ có một phương pháp dạy học nhóm là phương pháp duy nhất giúp người học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Mà bên cạnh phương pháp dạy học này còn có một số phương pháp khác như dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, các hoạt động thể hiện trò chơi trên lớp học, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy, trực quan…Và việc kết hợp các phương pháp dạy học này đem đến hiệu quả lớn cho người học.

Ngoài việc xem xét các đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông qua mô tả trên các tài liệu thì chúng tôi còn đánh giá thực trạng này qua điều tra thực tế. Việc điều tra thực tế được tiến hành theo cách đến các trường trung học phổ thông phỏng vấn và phát phiếu điều tra đối với cả người dạy và người học. Mục đích là đánh giá chính xác thực trạng sử dụng phương pháp dạy học này đồng thời xem xét tính khả thi của phương pháp mà đề tài mà

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông (Trang 41 - 54)