7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Phải xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhóm trong giờ Đọc hiểu văn
- hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông
2.2.1. Phải xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhóm trong giờ Đọc - hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông
Khi sử dụng bất kì phương pháp dạy học nào chúng ta đều nhắm đến một mục đích nhất định. Mục đích sử dụng phương pháp, biện pháp dạy học được căn cứ vào mục tiêu cụ thể của mỗi bài học. Do vậy, khi xác định mục tiêu của hoạt động nhóm thì chúng ta phải xác định, nắm được, hiểu được mục tiêu của mỗi bài Đọc – hiểu văn bản cụ thể. Bởi khi xác định mục tiêu bài học thì người dạy biết được phương pháp, hình thức dạy học nào là hợp lí với bài học đó.
Chương trình Ngữ văn hiện hành biên soạn theo nguyên tắc tích hợp, do đó sự liên quan mật thiết giữa ba phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Đọc – hiểu là sợi dây nối quan trọng để người dạy học tìm ra phương pháp dạy học phù hợp. Trong đó chưa kể đến Đọc – hiểu là một trong hai trục chính của môn Ngữ văn – trục Đọc văn. Kiến thức sẽ xoay quanh thể loại văn bản của bài học Đọc – hiểu và phong cách nghệ thuật của loại văn bản đó. Trong mỗi văn bản có sự tích hợp Tiếng Việt, Làm văn và Đọc – hiểu trong đó nhằm hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của người học. Mỗi bài học Đọc – hiểu đã được lựa chọn trong chương trình sẽ là dữ liệu quan trọng cho bài học Tiếng Việt và Làm văn kế đó. Vì vậy, người dạy học cần phải thấy được sự tổng hợp tri thức các phân môn trong mỗi bài Đọc – hiểu. Việc nhận diện đó giúp cho người dạy nhận ra phương pháp tổ chức hoạt động nhóm sẽ phù hợp với bài học nào nhất. Tất nhiên, ta cũng không nên lạm dụng phương pháp dạy học này mà gây phản tác dụng.
Vậy mục tiêu của việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Đọc – hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông là gì? Về cơ bản, trước tiên mục tiêu của hoạt động nhóm là giúp cho người dạy và người học đạt được những mục tiêu và yêu cầu cần đạt về nội dung trong mỗi bài học đọc – hiểu văn bản. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho người học được giao lưu học hỏi lẫn nhau nhằm trau dồi kiến thức được học, giúp nhớ lâu, học được nhiều tri thức một lúc. Ngoài ra, nó giúp cho người học hoàn thiện khả năng giao tiếp, các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, kĩ năng chung sống, thích nghi cộng đồng, hỗ trợ dạy học các môn học khác…
Trong giờ dạy học Đọc – hiểu văn bản ở trường phổ thông, người dạy tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thường là với mục đích giúp học sinh hoàn thiện các kĩ năng về giao tiếp, giúp các em tự tin và biết tin vào bản thân. Đồng thời khi đặt học sinh vào một tập thể thì các em sẽ thấy được vị
thế của mình tức là người học thấy được họ là ai, đang đứng ở đâu và đang làm gì. Hoạt động nhóm trong giờ Đọc – hiểu văn bản giúp học sinh thực hành luôn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở trên lớp. Những kĩ năng này được các em thực hành khi các em giao lưu với các bạn trong nhóm, lớp, trong quá trình giải quyết và trình bày vấn đề trong các tình huống học tập cụ thể. Trong quá trình hoạt nhóm, học sinh phải cùng chung sức giải quyết vấn đề đã đề ra cho nhóm và hướng đến mục tiêu chung của cả nhóm. Trong quá trình đó, các thành viên của mỗi nhóm phải tiếp xúc, trao đổi thông tin lẫn nhau điều đó giúp các em học cách để giao tiếp, rèn luyện cách nói năng, viết lách, cách trao đổi thông tin với người khác sao cho hiệu quả. Các kĩ năng về giao tiếp, chiến lược giao tiếp, cũng sẽ được học sinh học tập và hoàn thiện trong mỗi giờ Đọc – hiểu văn bản có tổ chức hoạt động nhóm.
Giờ Đọc – hiểu văn bản, đối tượng mà các học sinh tiếp xúc, khám phá là những tác phẩm văn học. Những tác phẩm được lựa chọn đều là những tác phẩm hay, có giá trị nghệ thuật cao và được chọn lọc một cách kĩ càng. Hầu hết các tác phẩm đem vào dạy ở phổ thông đều phổ biến trong công chúng đọc và phần nào được nhắc đến trong phần Ngữ văn trung học cơ sở, do đó người học cũng đã có cái hình dung của họ khi học những tác phẩm đó ở trung học phổ thông. Việc người dạy hướng cho người học dùng chính những tri thức sẵn có của mình, những trải nghiệm, vốn văn hóa để khám phá là rất cần thiết. Mục tiêu là người học có thể tự mình khám phá, giải mã văn bản. Với học sinh trung học phổ thông thì người thầy chỉ cần định hướng, gợi mở thì các em đã có thể tự bản thân khám phá và giải mã văn bản. Giúp các em tìm hiểu văn bản tức là người dạy giúp người học phát huy được tính tích cực sáng tạo của mình trong việc học tập. Học sinh có thể độc lập khám phá văn bản, phát huy được tính độc lập, sáng tạo của mình trong quá trình học. Trước đây, người dạy diễn giảng là chủ yếu, học sinh nghe và ghi nhớ những tri thức
về tác phẩm. Nhưng trong dạy học hiện đại không còn như thế nữa, người dạy học có vai trò hướng dẫn, gợi mở, định hướng cho người học tìm hiểu văn bản. Đồng thời người dạy học có thể tham dự và chia sẻ với người học những tri thức mà họ đã khám phá ra được. Khi đó, học sinh sẽ tự mình vận dụng