Tổng quan về chương trình Đọc – hiểu văn bản trong chương trình Ngữ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông (Trang 54 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.Tổng quan về chương trình Đọc – hiểu văn bản trong chương trình Ngữ

trình Ngữ văn trung học phổ thông

Để có cái nhìn toàn diện cũng như lựa chọn các phương pháp dạy học, hướng tiếp cận hợp lí chương trình Đọc – hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông chúng ta có thể quan sát qua phân phối chương trình Ngữ văn và sách giáo khoa Ngữ văn. Chúng ta thấy chương trình Đọc – hiểu chiếm phần lớn chương trình Ngữ văn phổ thông về số lượng bài học, giờ phân phối. Ở lớp 10 và lớp 11 phần Đọc – hiểu chiếm gần 50% chương trình học môn Ngữ văn, lớp 12 thì ít hơn. (Xin xem thêm các bảng thống kê trong phần Phụ lục).

Từ các bảng thống kê, có thể thấy văn bản đọc – hiểu ở trường trung học phổ thông rất phong phú, các thể loại: thơ, truyện, kịch, kí, nghị luận… đều có mặt. Loại hình văn học cũng đa dạng gồm loại hình văn học dân gian, văn học cổ đại (phần văn học nước ngoài), văn học trung đại, văn học hiện đại. Loại hình văn học dân gian chủ yếu được học ở lớp 10 với các loại thể như sử thi, truyền truyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ, ca dao, tục ngữ, chèo, tuồng…Loại hình văn học trung đại với các loại thể như thơ, nghị luận, truyện, kí, sử kí, văn tế, hát nói, phú, ngâm khúc, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm…Loại hình văn học hiện đại gồm các loại thể như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, nghị luận…Đặc biệt có sự góp mặt của cả sử thi cổ đại Hi Lạp, Ấn Độ. Phần văn học nước ngoài được lựa chọn cũng phong phú về thể loại: thơ, truyện, kịch, nghị luận…

Như vậy có thể thấy hệ thống văn bản đọc – hiểu hướng đến nguyên tắc

tích hợptích cực, cho nên nó lựa chọn văn bản theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Mặc dù vậy chương trình vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc và thế giới, mỗi giai đoạn lựa chọn các tác phẩm tiêu biểu thuộc nhiều thể loại khác nhau đem vào giảng dạy.

Văn bản đọc – hiểu được lựa chọn theo thể loại do đó việc tổ chức dạy học phải tuân theo đặc trưng thi pháp thể loại của văn bản. Khi tổ chức dạy học Đọc – hiểu văn bản, người dạy ngoài việc tổ chức cho người học tiếp cận với thể loại văn học, chú ý đến việc hướng dẫn học sinh phân tích hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm; chú ý đến cấu trúc chỉnh thể và đặc trưng ngôn ngữ của các thể loại…Việc tổ chức hoạt động nhóm cũng không nằm ngoài những câu hỏi vấn đề về thể loại, nội dung văn bản và đặc trưng của nó. Như vậy là khi dạy học người dạy không chỉ tổ chức cho học sinh nắm được đặc trưng, nội dung cụ thể của từng văn bản mà còn phải giúp họ nắm được đặc trưng về thi pháp của các thể loại văn bản văn học đã học một cách hệ thống.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông (Trang 54 - 55)