Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 56 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Mặc dù không có một công trình lý luận riêng nào về con người, nhưng trong tất cả các tác phẩm, các bài viết và cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tất cả vì con người, do con người, thương yêu tôn trọng, tin tưởng con người, bồi dưỡng và phát triển mọi tài năng cho con người. “Suốt đời cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh vì con người, vì cuộc sống đích thực của con người, đấu tranh không mệt mỏi để xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, mọi bất công, phi lý, giành độc lập, tự do và quyền phát triển bình đẳng cho dân tộc, cho nhân loại, đem lại cho con người, cho tất cả mọi người trong cộng đồng nhân loại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc” [52; 528]. Đây chính là chủ nghĩa nhân văn hiện thực, cao cả của Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được thể hiện thông qua các tư tưởng: “tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động; tư tưởng con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng; tư tưởng về phát triển con người toàn diện” [2; 71].

Thứ nhất, tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động

Đây là một nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Nội dung này được Người thường xuyên đề cập đến trong các bài viết, bài nói chuyện của Người. Trong đó, Người nhấn mạnh sự kết hợp giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng ấy được thể hiện qua một số luận điểm cơ bản của Người, đó là: độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc; giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện; giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động.

Từ năm 1920, khi đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng trong nước, Người khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con

đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Theo Người, đi theo con đường cách mạng vô sản không phải là “làm cách mạng vô sản” ngay như Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917, hay là diễn ra như ở các nước tư bản phát triển mà phải tùy theo trình độ phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của mỗi nước để định ra con đường cách mạng của nước mình. Khi phân tích mâu thuẫn và xác định tính chất xã hội Việt Nam. Người cho rằng, từ khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị, xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là: mâu thuẫn giữa toàn dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ, phong kiến. Từ đó, Người chỉ rõ kẻ thù chính của độc lập dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc thực dân và bè lũ tay sai. Do vậy, Người xác định cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ và tác động ảnh hưởng lẫn nhau là: chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến, đưa lại ruộng đất cho nông dân, dân chủ cho nhân dân lao động.

Độc lập dân tộc là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta và cũng là khát vọng mang tính phổ biến của các dân tộc bị mất nước trên thế giới. Độc lập dân tộc của Việt Nam trước đây là độc lập dân tộc dưới chế độ phong kiến. Mọi quyền hành, lợi lộc đều do giai cấp thống trị bóc lột chi phối, còn đa số người dân lao động không có tư liệu sản xuất phải làm thuê, không có quyền tự do dân chủ thực sự. Từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị lên đất nước ta, chúng thường dùng những thủ đoạn gieo rắc ảo tưởng về “độc lập, tự do” cho nhân dân nhưng đó chỉ là “độc lập hình thức”, “độc lập giả hiệu” vì mọi quyền hành đều nằm trong tay chính quyền thực dân Pháp. Độc lập dân tộc theo Hồ Chí Minh phải là một nền độc lập thực sự. Vì thế Người thường nhấn mạnh: Phải đấu tranh giành cho được độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn; chứ không phải là thứ “độc lập giả hiệu”, “độc lập nửa vời”, “độc lập hình thức”. Và độc lập dân tộc, theo Người, bao giờ cũng phải gắn với tự do dân tộc và ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Người viết: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [43; 152], và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân

được ăn no, mặc đủ” [43; 152]. Vì vậy, sau này khi lãnh đạo Đảng và Chính phủ, Người dạy: chính sách của Đảng và Chính phủ là phải không ngừng phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân. Người chỉ thị: “ Chúng ta phải thực hiện ngay:

1. Làm cho dân có ăn 2. Làm cho dân có mặc 3. Làm cho dân có chỗ ở

4. Làm cho dân có học hành” [43; 152]

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đó là khẩu hiệu của Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân ra sức chống Mỹ cứu nước, giành độc lập hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc. Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang một nội dung sâu sắc, triệt để, đó là: “Độc lập – thống nhất – tự do dân chủ - ấm no hạnh phúc; gắn độc lập dân tộc với dân chủ nhân dân; gắn độc lập dân chủ với chủ nghĩa xã hội” [55; 75].

Theo Người, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì chỉ có trong chủ nghĩa xã hội chúng ta mới thực hiện được ước mơ, lý tưởng về một nền độc lập, tự do, dân chủ thực sự; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới mang ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. “Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, là mục tiêu, là những thành tố của con đường cách mạng Hồ Chí Minh”. Vấn đề sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đã xuất phát từ thực tiễn đất nước ta để đề ra những mục tiêu thiết thực, cụ thể, trước mắt của chủ nghĩa xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân ta. Vì vậy, khi bước vào thời kỳ xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Người đã nói về chủ nghĩa xã hội một cách rất cụ thể, rất dễ hiểu như sau:

“...chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” [47; 17].

“Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh” [47; 17].

“Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì

được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ” [47; 591].

“Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được ấm no, nhà ở tử tế, được học hành” [47; 72].

“Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng” [47; 317].

Và để có được chủ nghĩa xã hội như vậy, để có được tư do, ấm no, hạnh phúc thì không có con đường nào khác là “do nhân dân ta tự xây dựng lấy”. Vì thế, Người viết: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy...” [47; 556].

Chúng ta đều biết rằng, C. Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin – Hồ Chí Minh đều là những vĩ nhân, họ “có chung một mục tiêu, một lý tưởng là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội; giải phóng con người; xây dựng một chế độ xã hội mang bản chất nhân đạo cao cả, một chế độ xã hội tốt đẹp, ở đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [55; 42]. Để thực hiện được điều đó, con đường cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra là “giải phóng giai cấp, đi đến giải phóng nhân loại”. Lênin đã vận dụng thành công luận điểm này trong Cách mạng Tháng 10 Nga, “đi từ giải phóng giai cấp đến giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại”

với câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Đến Hồ Chí Minh, Người đã xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và thế giới để vạch ra con đường cách mạng đầy sáng tạo của Việt Nam là: “Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội(giai cấp), giải phóng con người”. Với phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”, Hồ Chí Minh đã đi từ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội với nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Thứ hai, tư tưởng coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng

Từ xưa đến nay, trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đã có biết bao nhiêu các nhà thông thái, các vĩ nhân luôn suy nghĩ, trăn trở về số phận của con người và tìm con đường giải thoát cho nhân loại thoát khỏi mọi đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống. Đó chính là tư tưởng nhân văn, nhân đạo được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết có lý tưởng mang tính nhân văn cao cả vì nó vạch ra con đường để đi đến xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công cho con người bằng cách thay thế xã hội tư bản bằng một xã hội mới tốt đẹp hơn – xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội công bằng, không còn tình trạng người bóc lột người, không còn nạn bần cùng, và để thực hiện được điều đó, cần phải tiến hành cách mạng vô sản nhằm giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động bị áp bức, giải phóng con người và xã hội loài người một cách triệt để; vì thế, C. Mác đã từng gọi học thuyết của mình là “Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực”. Hồ Chí Minh đã đưa ra tư tưởng vì con người và giải phóng con người trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về con người và giải phóng con người, điều này được thực hiện một cách rõ nét trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người, về cuộc sống con người, về hoạt động của con người.

Với Người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Đây là triết lý nhân sinh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Triết lý nhân sinh, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện trước hết ở tấm lòng yêu thương con người, tình yêu thương nhân dân hết sức bao la và sâu sắc. Người đã từng khái quát về triết lý cuộc sống: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề là ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức” [55; 165]. Từ nỗi đau của người dân nô lệ mất nước, từ tình thương yêu con người, suy nghĩ phải làm sao cho nhân dân mình, cho đồng bào mình sớm thoát khỏi nỗi nhục mất nước, thoát khỏi xiềng xích nô lệ; xuất phát từ suy nghĩ mang tính nhân văn, nhân đạo coi “con người ta sinh ra ai cũng có quyền sống bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc”. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, chấp nhận cuộc sống xa gia đình, xa quê hương, đất nước, chấp nhận mọi khó khăn gian khổ, hiểm nguy... để tìm ra hướng đi cho dân tộc ta có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Trong suốt cả cuộc đời

mình, Người đã cống hiến hết mình và đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp vì con người, vì cuộc sống đích thực của con người và giải phóng cho con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, mọi bất công, giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại cho con người, cho dân tộc, cho nhân loại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. “Người đã lấy thực tiễn làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con người làm mục tiêu – đó là triết lý hành đông, triết lý của cuộc sống, là đạo lý làm người, đạo lý làm việc. Coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ Xã hội chủ nghĩa” [52; 529] và Người cũng xác định rõ, “mọi công việc đều liên quan đến công việc với con người, hướng vào phục vụ con người, làm cho con người phát triển toàn diện với mọi năng lực vốn có của nó, con người làm chủ, có tự do, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc”. Người khẳng định,

“lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi”. Tư tưởng đó, tình cảm đó đã được thể hiện một cách hết sức sâu sắc, hết sức phong phú trong suốt cả cuộc đời Người, cho đến tận phút cuối cùng của cuộc đời mình, trước lúc vĩnh viễn đi vào cõi vĩnh hằng, trong Di chúc thiêng liêng, Người để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân, cho muôn đời con cháu mai sau. Trong đó, Người cho rằng, đầu tiên là vấn đề con người và cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội; cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thiếu niên nhi đồng quốc tế.

Xuất phát từ triết lý nhân sinh, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta bản di chúc thiêng liêng với niềm mong muốn khôn nguôi là “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [52; 500]. Trong Di chúc, Người đã đề xuất một chính sách xã hội chu đáo, toàn diện đối với con người, trong đó Người không những quan tâm đến đời sống của con nguời mà còn quan tâm đến giáo dục - đào tạo con người làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người đã dành một phần quan trọng trong Di chúc để nói về những việc cần

phải làm khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Trong đó, Người nhấn mạnh: “đầu tiên là công việc đối với con người” và đề ra những yêu cầu, những thái độ việc làm đối với từng đối tượng cụ thể. Người chỉ rõ: ““Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn, chỗ ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”

“Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.

Những chiến sỹ trẻ tuổi trong các lực lượng và trong nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w