6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Gắn việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
Giữa phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực với phát triển kinh tế - xã hội có sự thống nhất biện chứng với nhau. Phát triển con người là trung tâm của phát triển, là mục đích, là động lực của phát triển. Phát triển con người là sự gia tăng các giá trị cho con người cả về tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng…lẫn thể chất. Phát triển nguồn lực con người nhằm làm gia tăng các giá trị ấy cho con người, là làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, hay nói cách khác, là để vừa “làm tăng thêm nền sản xuất xã hội” vừa “sản xuất ra những con người
phát triển toàn diện”. Hai quá trình này thống nhất chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Đối với nước ta hiện nay, để phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đòi hỏi chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân lao động, có như vậy mới kích thích được tính tích cực sáng tạo của người lao động. Mặt khác, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với việc giải quyết tốt công bằng, mở rộng dân chủ để nhằm phát huy tối đa nhân tố con người.
Từ thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới và phát triển ở nước ta cho thấy, để có được tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, chúng ta phải “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nhanh, bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào tổng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ, sang tăng trưởng chủ yếu do áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh lớn gắn với phát triển kinh tế tri thức; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường” [20; 37-38]. Nhưng đi liền với nó là phải “phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [20; 41]. Đồng thời phải “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và nhà nước ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa” [20; 43]. Muốn vậy, chúng ta phải “tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập; khắc phục những bất hợp lý về tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực xã hội cùng nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho những người và gia đình có công với cách mạng. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em… Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông” [20; 43-44]