Gắn việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực với quá

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 80 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Gắn việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực với quá

trình dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại

Để phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ta hiện nay, đòi hỏi con người phải được sống trong một môi trường chính trị - xã hội ổn định, tiến bộ - đó là một môi trường chính trị - xã hội dân chủ, nhân văn. Chỉ trong môi trường ấy chúng ta mới có điều kiện khai thác, sử dụng có hiệu quả những giá trị truyền thống và hiện đại để làm tăng thêm những năng lực và phẩm chất cho con người, kích thích năng lực sáng tạo và tính tích cực, chủ động của con người. Do vậy, cần phải gắn việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực với phát triển văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên những giá trị mới và làm cho các giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống của toàn xã hội, vào cuộc sống của mỗi con người.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đảng ta xác định, “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế” [20; 124]. Quán triệt quan điểm trên đây, chúng ta cần phải :

- Tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa, xã hội. Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển văn hóa, xã hội.

- Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa. Một mặt phải kế thừa, phát huy được những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc; mặt khác phải tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho đời sống văn hóa dân tộc. Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa để làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Chú trọng xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh cũng như chú trọng đến văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh, văn hóa trong ứng xử v.v..Tập trung xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật; chú trọng xây dựng gia đình có văn hóa, thực hiện tốt bình đẳng giới, quan tâm chăm sóc người già, trẻ em, phụ nữ. Bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… khuyến khích tự do sáng tạo văn hóa, coi trọng bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

- Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh. Đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện phi văn hóa, suy đồi đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội ; các tác động tiêu cực của văn hóa đồi trụy.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 80 - 81)