Đặc điểm của quá trình CNH, HĐ Hở nước ta

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 37 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.1. Đặc điểm của quá trình CNH, HĐ Hở nước ta

Ngày nay, CNH, HĐH đã và đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các mặt, các lĩnh vực đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đổi mới nước ta hiện nay, CNH, HĐH không chỉ là quá trình mang tính tất yếu, khách quan mà còn là một đòi hỏi cấp bách. Để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; để có thể xây dựng thành công một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chúng ta không có con đường nào khác là con đường đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đảng ta xác định, về thực chất CNH, HĐH là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [13; 65].

Như vậy, với nội dung xác định trên cho thấy, CNH, HĐH ở nước ta hiện nay là một quá trình rộng lớn và phức tạp. CNH được triển khai đồng thời với HĐH, gắn với HĐH, nó vừa là một quá trình kinh tế - kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học….Nó tác động một cách tổng hợp, đa diện, đa cấp độ đến mọi người, mọi gia đình, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế về các mặt: kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ.

Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ này là chúng ta phải tạo dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có nền công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có nền văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải được xây

dựng dựa trên những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của nền văn minh nhân loại. CNH, HĐH chính là quá trình tạo dựng nên cơ sở vật chất – kỹ thuật đó của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) Đảng đã xác định, CNH ở nước ta là “CNH xã hội chủ nghĩa” và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Nội dung của CNH xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ là “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [13; 182] nhằm “xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội” [13; 30]. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã tiến hành chuyển hướng chiến lược về CNH từ “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…” sang lấy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trung tâm. Và tới Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ VIII (6/1996), Đảng ta khẳng định, giờ đây đất nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ “đẩy mạnh CNH, HĐH” và coi đây là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”

Thời kỳ “đẩy mạnh CNH, HĐH” ở nước ta hiện nay, có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, CNH được triển khai đồng thời với HĐH tạo thành một quá trình thống nhất thúc đẩy đất nước phát triển. Một trong những đặc điểm lớn của thời đại ngày nay là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với nó là quá trình toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật… Do vậy, chúng ta không thể tiến hành tuần tự xong CNH rồi mới triển khai HĐH. Bởi lẽ, CNH ở nước ta có đặc điểm khác với quá trình CNH của các nước đi trước. Chúng ta không thể thực hiện xong xuôi quá trình CNH với nội dung căn bản là cơ khí hóa các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân rồi mới tiến hành HĐH. Mặc khác, khi tiến hành cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân, chúng ta cũng không thể sử dụng máy móc, công nghệ cũ, lạc hậu trước đây, mà nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến hiện nay, vì vậy, CNH trong điều kiện hiện nay đã bao hàm những nội dung của HĐH. CNH nhất định phải tiến hành đồng thời với HĐH, tạo

nên một quá trình thống nhất, thúc đẩy đất nước phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, thời kỳ “đẩy mạnh CNH, HĐH” ở nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Như Đảng ta đã xác định, “cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau nhưng vẫn tồn tại và phát triển. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đông nam Á phát triển năng động nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định” [20; 67]. Tình hình đó tạo thời cơ thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt với quá trình CNH, HĐH ở nước ta, cũng như của các nước đang và kém phát triển.

Thứ ba, “Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường” [20; 72] với “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được căn bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh hạnh phúc” [20; 71]. CNH, HĐH với đặc điểm như vậy, nhằm trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, với những công cụ, thiết bị tiên tiến, hiện đại và ứng dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến trên thế giới cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là các ngành then chốt, mũi nhọn để làm tăng tỷ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, chúng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nên kinh tế và đời sống xã hội, những năm gần đây, những thành tựu khoa học –

công nghệ trên thế giới ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế tạo vật liệu mới v.v. Điều đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sản xuất và các quá trình xã hội; thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng nhanh tính chất xã hội hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Đây là đặc điểm thuận lợi cho phép chúng ta có thể triển khai, kết hợp đồng thời CNH với HĐH thành một quá trình thống nhất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội ở nước ta, trước hết là chuyển dịch cơ cấu kinh tế “nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ” sang cơ cấu “công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ”.

Thứ năm, chúng ta “đẩy mạnh CNH, HĐH” trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như Singapo, Đài loan, Hàn quốc ... chỉ trong một thời gian ngắn đã từ một nước kém phát triển trở thành một nước phát triển. Đây là những tấm gương để chúng ta có thể học tập kinh nghiệm khi tiến hành CNH, HĐH, mở ra con đường đi tắt, rút ngắn khoảng cách giữa các nước đang phát triển với các nước tiên tiến. Mặc khác, CNH, HĐH cũng là quá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ…chúng ta có thể kế thừa những thành tựu, áp dụng những khoa học công nghệ tiên tiến nhất của thế giới để “đi tắt, đón đầu” nhanh chóng bắt kịp trình độ thế giới.

Thứ sáu, chúng ta “đẩy mạnh CNH, HĐH” trong điều kiện như Đảng ta xác định, “có nhiều thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo” [20; 71] và “chúng ta đã từng bước xây dựng được những cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế” [20; 70] tất cả những cái

đó là điều kiện và thời cơ phát triển, để tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w