Đổi mới công tác giáo dục đào tạo Đẩy mạnh xã hội hóa giáo

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 86 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1.Đổi mới công tác giáo dục đào tạo Đẩy mạnh xã hội hóa giáo

dục, đa dạng loại hình đào tạo và chuyên môn hóa ngành nghề

Về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo:

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, khi bàn về phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng ta chỉ rõ, phải “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, cụ thể : “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, như phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội…” [20; 216]

Về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo:

Đảng ta chỉ rõ, “ Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo” [20; 218]. Như vậy, xã hội hóa giáo dục – đào tạo là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức người, sức của xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân; xã hội hóa giáo dục – đào tạo là “giáo dục cho mọi người”, là “cả nước thành một xã hội học tập”, là làm cho giáo dục – đào tạo đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội, của từng ngành, từng địa phương… Giáo dục - đào tạo là trách nhiệm của mỗi người và của cả xã hội. Xã hội hóa giáo dục – đào tạo để mọi người cùng lo, cùng thụ hưởng. Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, luật pháp theo yêu cầu của dân, vì dân. Đây là một tư tưởng chiến lược nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo của đất nước.

Về đa dạng hóa các loại hình đào tạo và chuyên môn ngành nghề:

Chúng ta vẫn phải giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng phải đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo, trên cơ sở nhà nước thống nhất quản lý. Phát triển các trường bán công, dân lập ở những nơi có điều kiện, mở trường tư thục ở các bậc học như mầm non, trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, đại học, liên doanh liên kết đào tạo với nước ngoài, mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, v.v.. Có như vậy mới tạo cơ hội cho mọi người có thể lựa chọn cách học cho phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh của mình. Do đó, cùng với hệ thống giáo dục chính quy, việc mở rộng các hình thức giáo dục bổ sung như: bổ túc văn hóa, giáo dục thường xuyên, giáo dục từ xa rộng khắp đất nước sẽ tạo điều kiện và nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời gắn liền với rèn luyện lý tưởng, sức khỏe để tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể - Mỹ, đáp ứng mục tiêu giáo dục - đào tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 86 - 87)