Vai trò quyết định của việc phát triển con người, phát triển nguồn

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Vai trò quyết định của việc phát triển con người, phát triển nguồn

Trong thời đại ngày nay, CNH, HĐH xã hội đang là xu hướng phát triển chung, tất yếu, khách quan của tất cả các nước, mục tiêu của sự phát triển là vì con người. Tiêu chí phát triển của con người trở thành tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng phát triển của các quốc gia trên thế giới.

Trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, trong đó phải lấy việc phát triển toàn diện con người làm thước đo cho sự phát triển xã hội. Theo các ông, “xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, bao gồm con người và những công cụ lao động do con

người tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động đời sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong sản xuất” [52; 542]. Và trong quan niệm của các ông, “ “con người không chỉ là lực lượng làm chủ tự nhiên một cách thực sự và có ý thức”, là chủ thể hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội, mà hơn nữa nó còn là lực lượng “làm chủ đời sống xã hội của mình” đóng vai trò là chủ thể của quá trình lịch sử, là lực lượng sáng tạo ra lịch sử” [52; 543]

Ở nước ta, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2020 được xác định là chiến lược tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020 đã đưa ra 5 quan điểm phát triển, đó là:

“1 – Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược

2 – Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

3 – Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển

4 – Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa.

5 – Kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” [20; 30-31]

Như vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội – “Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững” của Đảng ta thì con người được coi là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển,

và trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011). Đảng ta xác đinh, “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển và Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước” [20; 76]

Điều đó cho thấy, trong quan niệm của Đảng ta, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng và quyết định thắng lợi đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay; trong đó con người được coi là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu, là mục tiêu của phát triển, là trung tâm của chiến lược phát triển, là yếu tố quyết định sự phát triển, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH.

Không phải cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chúng ta mới nhận thức được vai trò quyết định của việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mà ngay từ những buổi đầu tiến hành sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, và trong suốt quá trình lãnh đạo của mình, Đảng ta luôn đặt vấn đề chăm lo cho hạnh phúc của mọi người, mọi nhà lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng. Trong

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”,

Đảng tiếp tục khẳng định: “phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng” [20; 13], và nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, khi khẳng định con người là yếu tố quyết định cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta không nên tách nó ra khỏi mối quan hệ với các nguồn lực khác. Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, bên cạnh yếu tố con người, đòi hỏi chúng ta phải biết sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, các tiềm lực khoa học, công nghệ hiện có… và tận dụng những khả năng to lớn về vốn, thị trường, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để bổ sung và phát huy sức mạnh trong hội nhập và hợp tác quốc tế; Nhưng trên hết là phải sử dụng và phát huy tối đa lợi thế vốn có của nguồn lực con người, biến tất cả thành năng lực nội sinh cho sự phát triển bền vững.

Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, là “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại”. Bởi vì, con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ, có ý chí, biết “lợi dụng” các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp, cùng tác động vào quá trình CNH, HĐH. Các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật, công nghệ .v.v. tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực xã hội, khi mà chúng được kết hợp với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người. Các nguồn lực khác chỉ là những khách thể chịu sự cải tạo, khai thác của chủ thể (con người) và tất cả chúng đều phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người, nếu con người biết tác động và chi phối chúng.

Không những thế, các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, trong khi đó, nguồn lực con người lại là vô hạn. Nguồn lực con người không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, luôn phát triển về chất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo và khai thác hợp lý. Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chính sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã đưa nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển dần đến nền kinh tế tri thức, nền kinh tế trí tuệ. Nhờ có sức mạnh trí tuệ con người đã từng bước làm

chủ tự nhiên, sáng tạo, khám phá những nguồn tài nguyên mới, tạo ra những công cụ sản xuất có hiệu quả hơn, nhờ đó đã thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người chuyển qua các nền văn minh từ thấp tới cao và giờ đây sức mạnh của trí tuệ đã đạt đến mức cho phép con người sáng tạo ra trí tuệ nhân tạo, sáng tạo ra những người máy có thể “bắt chước” hay “phỏng theo” những đặc tính của trí tuệ con người; nhờ đó đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nền văn minh nhân loại – kỷ nguyên ứng dụng điều khiển học, tin học, vô tuyến điện tử vào trong sản xuất, đã mở ra những khả năng mới to lớn cho sản xuất, làm nên những biến đổi thần kỳ trong lịch sử nhân loại.

Mặc khác, từ kinh nghiệm của các nước phát triển và thực tiễn của chính nước ta cho thấy, sự thành công của CNH, HĐH còn phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định chiến lược phát triển, các đường lối; chính sách v.v. trong các lĩnh vực hoạt động và năng lực tổ chức thực hiện các chiến lược, đường lối chính sách … đó, nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đối với các nền kinh tế nông nghiệp chưa CNH thì mặt số lượng nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt vì nó quy định quy mô của thị trường. Nhưng khi tiến hành CNH, HĐH thì mặt chất lượng, cơ cấu và cơ chế sử dụng nguồn nhân lực lại đóng vai trò quan trọng hơn. Bởi lẽ, cơ cấu lao động cần cho quá trình CNH, HĐH phải bao gồm các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà kinh doanh, các nhà kỹ thuật và công nghệ, các công nhân lành nghề v.v. Nếu không có các nhà chính khách, các học giả tài ba thì không thể hoạch định được các chiến lược, chính sách đúng đắn; không có các nhà kinh doanh giỏi thì không có người sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhân lực, công nghệ. Sự thiếu vắng hoặc kém cỏi của một trong các bộ phận trên đều có hại cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

Như vậy, vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, chính là việc nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố con người, tầm quan trọng của việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng bao gồm “những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông” [39; 474] và “nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất

trong thực tiễn” [39; 475], đáp ứng được nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn lực khác phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước

2.2. Sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong quan điểm của Đảng ta về xây dựng phát triển con người

2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do ĐCSVN lãnh đạo

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm của triết học mác lênin về con người vào vấn đề xây dựng con người việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 45 - 50)