Năm 1946 nhà thiên thể vật lí học Gamov khi nghiên cứu tại sao vũ trụ nở ra đã liên hệ đến câu hỏi của một nhà khoa học khác: tại sao sự phân bố vật chất trong vũ trụ lại ở trạng thái hiđrô chiếm 90%, hêli chiếm gần 10% còn các nguyên tố vi lượng khác thì chỉ chiếm có vài phần nghìn. Để giải đáp được hai câu hỏi này ông đã đưa ra một giải thuyết về một điểm vật chất có mật độ cực cao, điểm vật chất này đột nhiên bùng nổ sinh ra vũ trụ. Vũ trụ ngày nay mà chúng ta nhìn thấy đó là vũ trụ sau khi nổ và nó đang tiếp tục nở lên. Giả thuyết này được gọi là giả thuyết về vụ nổ vũ trụ lớn.
Hiện nay học thuyết này vẫn giữ vai trò chủ đạo trong giới thiên văn học. Qua tính toán Hubble cho rằng vụ nổ đó xảy ra cách đây 15 tỉ năm.
Như vậy quan niệm vũ trụ của loài người được phát triển từ quan niệm vũ trụ tĩnh của Niu Tơn lên quan niệm vũ trụ động của Anhxtanh. Căn cứ vào các mô hình vũ trụ nhiệt nổ, vũ trụ của chúng ta đã tồn tại khoảng 15 tỉ năm còn phạm vi của vũ trụ thì ở vào 150 tỉ năm ánh sáng. Trái Đất của chúng ta có tuổi khoảng 4 tỉ năm còn con người xuất hiện trên Trái Đất cũng có đến 3-4 triệu năm lịch sử, trong khi đó khoa học nếu lấy mốc là năm 1687 với nguyên lí số học tự nhiên của Niu Tơn thì mới chỉ có lịch sử hơn 300 năm. Và nếu coi vài trăm năm là một tuổi thì vũ trụ có tuổi vạn vạn, Trái Đất có tuổi nghìn vạn, loài người có tuổi một vạn còn khoa học thì mới chỉ có một tuổi mà thôi !