Bạn biết gì về sao Thủy hành tinh gần Mặt Trời nhất?

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 30 - 31)

Sao Thủy là hành tinh trong hệ Mặt Trời gần Mặt Trời nhất. Nhìn từ kính thiên văn cực mạnh, sao Thủy là một hành tinh màu vàng nhạt. Có kích thước thật 4878km và cách Mặt Trời 58 triệu km. Chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng chói loà của Mặt Trời nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy sao Thủy trước khi Mặt Trời mọc hay lặn.

Trục quay của sao Thủy chỉ nghiêng có 2 độ trên mặt phẳng quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Tuy tốc độ tự quay rất chậm nhưng vì sao Thủy có quỹ đạo gần Mặt Trời nên có có tốc độ chóng mặt: 180.000 Km/h, quay hết một vòng tương đương với 88 ngày đêm trên Trái Đất. Do ở gần Mặt Trời và sao Thuỷ dài gấp 176 lần ở Trái Đất, hơn nữa trên sao Thủy không có khí quyển nên nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, đến 6000C. Ban ngày dưới ánh nắng gay gắt của Mặt Trời nhiệt độ lên đến 4300C, nhưng khi về ban đêm sao Thủy biến thành một thế giới lạnh lẽo với nhiệt độ chỉ còn âm 1700c.

Sao Thủy được hình thành từ đám vật chất gần Mặt Trời, đám vật chất này thu nhỏ lại tạo nên sao Thủy có cấu tạo bằng chất đá. Vào đêm trời trong, sao Thủy ở đầu Tây, sao Kim ở đỉnh phía Tây

Nam, chúng đi qua không.gian dần dần tiếp giáp nhau ở đường chân trời phía Tây thế nên rất khó nhìn thấy sao Thủy cho dù là trong điều kiện tốt nhất con người cũng chỉ nhìn thấy dáng nó lúc hoàng hôn hoặc trước bình minh. Do quĩ đạo chuyển động của sao Thủy gần Mặt Trời nên từ Trái Đất rất khó nhìn thấy.

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w