Năm 1705 nhà thiên văn Halây phát hiện ra một ngôi sao Chổi lớn và cứ cách 76 năm lại tiến gần đến Trái Đất. Sau đó người ta lấy tên nhà khoa học này để đặt tên cho ngôi sao Chổi đó. Đây cũng chính là ngôi sao Chổi xuất hiện vào năm 1066 mà chúng ta đã nói ở trước. Từ sau phát hiện của Halây những mê tín xung quanh sự xuất hiện của sao Chổi đã giảm đi nhưng nó vẫn chưa mất hẳn. Năm 1857 một ngôi sao Chối đằng đằng sát khí xuất hiện, một số người cho rằng nó sẽ chạm vào Trái Đất làm cho Trái Đất này tan tành muôn mảnh. Năm 1901 sao Chổi Halây lại quay lại và dưới kính phản quang người ta phát hiện ra ở đuôi của nó có mặt của chất độc Xyanogen và Trái Đất sắp chui vào đuôi sao Chổi mù mịt đó. Dù lớp khí ở đuôi sao Chổi là cực mỏng nhưng đã có không ít người lo lắng.
Sao Chổi Halây được khẳng định quay trở lại Trái Đất vào năm 1986. Trạm không gian vũ trụ châu Âu đã ra kế hoạch phóng phi thuyền vũ trụ mang tên nhà danh hoạ Picatxo lên không gian để tiến hành nghiên cứu cự ly của sao Chổi. Như chúng ta biết sao Thủy, sao Kim, sao Hoả, Trái Đất đều là những hành tinh có cấu tạo chủ yếu từ nham thạch và sắt. Xa hơn nữa là nơi ở của các hành tinh thể khí khổng lồ, còn sao Chổi thì lại đến từ những nơi xa xôi hơn nữa. Sao Chổi được xuất hiện từ một đám vật chất dạng mây mù ở giữa Mặt Trời và một hằng tinh gần nhất. Thỉnh thoảng mới có một sao Chối chịu sức hút của hệ Mặt Trời và rơi vào hệ. Phần lớn sao Chổi là do băng cấu tạo nên, khi lại gần Mặt Trời nó sẽ bắt đầu bốc hơi và hơi nước được gió Mặt Trời thổi về phía sau hình thành nên đuôi sao Chổi. Quỹ đạo của sao Chổi thường rất lớn, thông thường sau mấy triệu năm nó mới quay lại một lần.