Bạn có biết sao Hỏa chuyển động như thế nào?

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 33)

Nếu như lấy hằng tinh làm gốc đề quan sát thì chúng ta sẽ phát hiện ra sự thay đổi vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng từ Tây sang Đông là tương đối ổn định nhưng sự chuyển động của các hành tinh thì phức tạp hơn nhiều. Các hành tinh ngoài chuyến động từ Tây sang Đông thì cũng có lúc chúng giảm vận tốc rồi dừng hẳn lại sau đó bắt đầu chuyển động ngược lại từ Đông sang Tây. Hiện tượng chuyển động ngược lại này được thể hiện rõ nhất ở sao Hỏa. Tại sao lại có hiện tượng này?

Ngay từ năm 1580 nhà thiên văn học người Đan Mạch đã tiến hành quan sát kĩ lưỡng sao Hỏa và dự đoán chuẩn xác vị trí của sao Hỏa trong tương lai. Sau khi ông qua đời, trợ lí của ông là nhà thiên văn học Johannes Kepler dựa vào kết quả quan sát này để tính toán quĩ đạo sao Hỏa và phát hiện ra rằng cần phải loại bỏ quan niệm quĩ đạo hình tròn mà các nhà thiên văn học đã duy trì trong suốt hai nghìn năm nay. Năm 1609, ông đã chứng minh được quĩ đạo chuyển động của sao Hỏa hình bầu dục. Điều này có nghĩa là Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời trên quĩ đạo gần hơn sao Hỏa nên khoảng đường nó đi hết một vòng ngắn hơn. Khi Trái Đất và sao Hỏa ở cùng một phía với Mặt Trời, Trái Đất sẽ đuổi kịp và vượt qua sao Hỏa làm cho sao Hỏa như đang chạy về phía sau. Chỉ cần so sánh quĩ đạo của Trái Đất với bất cứ quĩ đạo của hành tinh nào cũng có thể giải thích được hiện tượng chuyển động ngược lại và đây cũng là một nhân tố làm mọi người tin tưởng rằng hệ thống hành tinh lấy Mặt Trời làm trung tâm.

Một giả thiết cho rằng sao Hỏa chuyển động ngược chiều đã dẫn đến cuộc cách mạng tư tưởng của loài người. Sự giải thích xác đáng về hiện tượng này đã làm tan rã quan niệm thiên văn Trái Đất là trung tâm của vũ trụ đã thống trị hàng nghìn năm và cũng là đòn giáng mạnh vào chủ nghĩa thần học ở châu Âu thời trung cổ.

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w