không?
Đầu tiên, người ta nghĩ rằng mọi thứ nằm trong chân trời của một lỗ đen đều bị cắt đứt khỏi phần còn lại của vũ trụ, vậy thì lẽ nào ta không thể quên đi những thứ đã không may bị rơi vào đó? Hơn nữa, về mặt triết học mà nói, lẽ nào ta không thể tự nhủ rằng, vũ trụ không hề mất thông tin được mang bởi vật đã bị rơi vào lỗ đen; đơn giản là thông tin đó bị khóa trong một vùng không gian mà những sinh vật có lý trí như chúng ta đã chọn để tránh xa bằng mọi giá? Thế nhưng bức xạ của lỗ đen sẽ giảm dần, tức là nó sẽ bay hơi dần. Và một khi điều đó xảy ra, thì khoảng cách từ tâm lỗ đen đến chân trời sự kiện của nó sẽ co dần lại, do đó vùng không gian trước kia bị cắt đứt đi này sẽ hồi dần trở lại với vũ trụ. Và bây giờ những tư biện triết học của chúng ta sẽ phải đối mặt với thực tế sau: thông tin chứa trong các vật bị rơi vào lỗ đen - tức dữ liệu mà chúng ta hình dung tồn tại trong lỗ đen - liệu có xuất hiện trở lại khi lỗ đen bay hơi hay không? Đây là thông tin đòi hỏi để cho quyết định luận lượng tử không bị vi phạm và như vậy câu hỏi này dẫn thẳng tới câu hỏi liệu các lỗ đen có tiêm nhiễm cho sự tiến hóa của vũ trụ chúng ta bằng một yếu tố ngẫu nhiên, thậm chí còn cơ bản hơn nữa hay không.
Bí ẩn thứ hai của lỗ đen hiện vẫn còn chưa giải đáp được có liên quan tới bản chất của không - thời gian ở tâm điểm của lỗ đen. Việc.áp dụng trực tiếp thuyết tương đối rộng, khởi đầu từ những công trình của Schwarzaschild từ năm 1916, chứng tỏ rằng khối lượng và năng lượng cực lớn bị dồn nén tại tâm lỗ đen làm cho cấu trúc của không - thời gian bị biến dạng dữ dội dẫn tới trạng thái có độ cong vô hạn - tức là bị đục thủng bởi một kỳ dị không - thời gian. Từ đó các nhà vật lý đã rút ra một kết luận rằng, vì tất cả vật chất qua chân trời sự kiện đều không tránh khỏi bị hút tới tâm của lỗ đen và cũng vì vật chất đó không có một tương lai nào, nên thời gian cũng kết thúc ở tâm lỗ đen. Một số nhà vật lý khác, những người đã nhiều năm dùng các phương trình Einstein để nghiên cứu lõi của lỗ đen, còn đưa ra một khả năng táo bạo hơn cho rằng, lỗ đen có thể tạo thành một cổng đi ra một vũ trụ khác - vũ trụ này gắn một cách mỏng manh với vũ trụ chúng ta chỉ ở tâm của lỗ đen. Nói một cách nôm na, chỗ mà thời gian trong vũ trụ chúng ta kết thúc cũng là chỗ bắt đầu thời gian của một vũ trụ khác.
Bí ẩn thứ hai của lỗ đen hiện vẫn còn chưa giải đáp được có liên quan tới bản chất của không - thời gian ở tâm điểm của lỗ đen. Việc.áp dụng trực tiếp thuyết tương đối rộng, khởi đầu từ những công trình của Schwarzaschild từ năm 1916, chứng tỏ rằng khối lượng và năng lượng cực lớn bị dồn nén tại tâm lỗ đen làm cho cấu trúc của không - thời gian bị biến dạng dữ dội dẫn tới trạng thái có độ cong vô hạn - tức là bị đục thủng bởi một kỳ dị không - thời gian. Từ đó các nhà vật lý đã rút ra một kết luận rằng, vì tất cả vật chất qua chân trời sự kiện đều không tránh khỏi bị hút tới tâm của lỗ đen và cũng vì vật chất đó không có một tương lai nào, nên thời gian cũng kết thúc ở tâm lỗ đen. Một số nhà vật lý khác, những người đã nhiều năm dùng các phương trình Einstein để nghiên cứu lõi của lỗ đen, còn đưa ra một khả năng táo bạo hơn cho rằng, lỗ đen có thể tạo thành một cổng đi ra một vũ trụ khác - vũ trụ này gắn một cách mỏng manh với vũ trụ chúng ta chỉ ở tâm của lỗ đen. Nói một cách nôm na, chỗ mà thời gian trong vũ trụ chúng ta kết thúc cũng là chỗ bắt đầu thời gian của một vũ trụ khác. Trời mà cách hệ Mặt Trời 3 nghìn năm ánh sáng ở chòm sao Nhân Mã, nơi mà về mùa hè con người có thể nhìn thấy sao Nam Đẩu. Do có nhiều bụi cũng như các vật chất vũ trụ khác che lấp nên từ Trái Đất chúng ta không thể nhìn thấy hằng tinh trung tâm đó nhưng do nghiên cứu sự vận động của các hằng tinh, loài người đã biết được rằng tất cả các hằng tinh bao gồm cả hệ Mặt Trời