Trong hệ Ngân Hà.có tới gần một nửa các hằng tinh đều có đôi có lứa. Những hằng tinh đơn độc như Mặt Trời không có nhiều. Các hằng tinh đó có quĩ đạo quay sát nhau, chúng làm nổi bật lẫn nhau hoặc tiến hành trao đổi vật chất mà sao Thiên Lang AB là một trong những cặp sao nổi tiếng đó. Có một số hằng tinh kéo bè kết cánh tạo thành cự tinh, dưới lực hấp dẫn lẫn nhau chúng vận động phức tạp hơn như chơi trò ú tim mà Nam Môn 2, Bắc Đẩu 1 là những ví dụ điển hình. Còn có hàng loạt các hằng tinh tụ tập với nhau thành các khóm sao lớn. Những khóm sao thường do vài chục đến vài nghìn hằng tinh tạo thành, sự kết hợp của chúng khá lỏng lẻo và tuỳ tiện và được gọi là các khóm sao Ngân Hà. Đến nay con người đã phát hiện được khoảng 1000 khóm sao loại này. Khóm sao Ngang của chòm Kim Ngưu mà dân gian gọi là bảy ngôi sao chị em có tất cả 750 hằng tinh. Và nếu như chúng ta sinh sống ở đó thì không bao giờ có đêm tối, thậm chí người đi săn Mặt Trời trong câu chuyện cổ có thêm cung tên cũng đành chịu bó tay. Những khóm sao hình cầu thường do vài chục nghìn thậm chí vài trăm nghìn các hằng tinh tạo ra và phân bố dày đặc ở trung tâm của hệ Ngân Hà.
Bạn biết gì về thuyết "địa tâm"?
Khi các bậc tổ tiên của chúng ta nghiên cứu thiên không họ đã phát hiện ra sự chuyển động của các vì sao không hoàn toàn thống nhất với các chòm sao có hình dạng cố định. Giống như năm vì
sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ; đầu tiên chúng chuyển động chậm về phía trước, vài tháng sau lại chuyển động về phía sau rồi lại tiến về phía trước và vì thế mà loài người gọi chúng là hành tinh. Hành tinh chuyển động đã từng là một bí mật đối với loài người. Trong tiếng cổ Hi Lạp, hành tinh có nghĩa là kẻ du đãng. Và khi đó con người giải thích rằng các hành tinh đều có số phận, nếu không chúng quanh co trên bầu trời làm gì. Vì thế người ta phong chúng thành các vị thần và các vị thần này chiếm giữ vị trí vô cùng quan trọng trong thuật chiêm tinh. Điều gì làm chúng cứ vận động mãi vậy, hai nghìn năm trước không ai dám đặt ra câu hỏi này bởi lúc đó tư tưởng của nhà thiên văn học kiệm nhà chiêm tinh học Claudius Ptolemaeus đang thống trị thế giới.
Ptolemaeus tin rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng và cả các hành tinh đều quay quanh Trái Đất. Đây là cái nhìn hết sức thô sơ về tự nhiên. Trong cảm giác của con người, Trái Đất rất kiên cố, ổn định và không hề chuyển động còn các thiên thể khác thì đều mọc lên rồi lặn đi. Thế nhưng phải giải thích thế nào về hiện tượng các hành tinh chuyển động trên bầu trời? Ptolemaeus cho rằng các hành tinh chuyển động trên Trái Đất theo một thiên cầu thuỷ tinh tuyệt đẹp. Thế nhưng các hành tinh không chuyển động thẳng trực tiếp trên cầu thuỷ tinh mà gián tiếp chuyển động quanh Trái Đất theo một bánh xe chuyển động lệch tâm nào đó. Tâm vòng tròn của bánh xe chuyển động tâm lệch không phải là trung tâm của Trái Đất nên khi cầu thuỷ tinh chuyển động bánh xe cũng chuyển động. Như vậy nhìn từ Trái Đất các hành tinh giống như sao Hỏa chẳng hạn sẽ chuyển động quanh co về phía trước. Đây là cách giải thích của thuyết địa tâm.
Châu Âu thời trung cổ là khoảng thời gian đen tối dưới sự thống trị của giáo hội. Giáo hội ủng hộ mô hình thiên văn của Ptolemaeus và mô hình vũ trụ này đã ngăn chặn sự phát triển của thiên văn học trong suốt 1500 năm.
Bạn có biết thuyết "nhật tâm" được nêu ra như thế nào không? không?
Ptolemaeus tin rằng các hành tinh quay quanh Trái Đất. Quan niệm sai lầm này đã lưu truyền suốt 1500 năm. Ptolemaeus đã giải thích các hành tinh có lúc chuyển động theo chiều ngược lại là do chúng chuyển động lệch khỏi quĩ đạo chính của chúng. Tuy nhiên vào thời kì đó thực tế quan sát cũng chưa thể làm được gì hơn. Cho đến thế kỉ 17, Copernius - một giáo sĩ người Balan có niềm đam mê thiên văn học - đã lấy Mặt Trời làm trung tâm cho cả hệ thống này, 5 hành tinh chuyển động theo quĩ đạo hình tròn quanh Mặt Trời còn Mặt Trăng chuyển động theo quĩ đạo tròn quanh Trái Đất.
Trái Đất quay quanh Mặt Trời đó là điều hết sức hiển nhiên với chúng ta ngày nay nhưng khi mới xuất hiện thuyết Nhật tâm đã phải trải qua không biết bao nhiêu thử thách. Thực ra người suy đoán sớm nhất được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời đó là Aristarchus nhưng do lúc ấy người ta chỉ đơn thuần thấy Mặt Trời mọc lên rồi lại lặn đi, những kinh nghiệm sống đã làm chìm lấp tiếng nói của nhà thiên văn học này. Đến thế kỉ 17 khi Copernius phát biểu thuyết Nhật tâm, giáo hội châu Âu đã nghiêm cấm và phủ nhận. Sau đó Bruno do bênh vực thuyết Nhật tâm nên đã bị đưa lên giàn hỏa thiêu.
Thuyết Địa tâm (coi Trái Đất là trung tâm của vũ trụ) và thuyết Nhật tâm (coi Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ) bắt đầu đối đầu nhau. Khi đối đầu này phát triển đến đỉnh điểm thì một nhân vật khác cũng là một nhà thiên văn học, một nhà chiêm tinh học bước lên vũ đài. Con người này được sinh ra trong thời đại mà con người tin rằng trên trời có các vị thần có ma quỉ và có cầu thuỷ tinh. Đó là thời kì mà các quy luật vật lí học vốn có của giới tự nhiên chưa được đưa vào nghiên cứu khoa học, nhưng con người này dã dũng cảm đứng dậy đấu tranh, đó là nhà bác học Johannes Kepler. Kepler đã nêu ra ba định luật về sự vận động của hành tinh, đây là một quá trình phát triển làm cho người ta phải kinh ngạc nhưng Kepler đã không giải thích được tại sao các hành tinh lại
vận động như vậy? Phải đợi đến Niu Tơn với định luật vạn vật hấp dẫn nguồn gốc vận động của thiên thể mới có lời giải đáp. Tuy nhiên trước Niu Tơn còn có một nhà vật lí học, nhà thiên văn học vĩ đại khác đó là Galilê. Galilê thông qua kính viễn vọng quan sát sao Mộc và phát hiện ra có 4 vệ tinh đang quay quanh sao Mộc, ông nói đây chính là quy mô nhỏ của hệ Mặt Trời, hệ Mặt Trời của chúng ta cũng vận động như vậy. Và ông đã chứng minh cho học thuyết Trái Đất quay quanh Mặt Trời mà ông tin tưởng.