Bạn biết gì về vệ tinh Io và vệ tinh Europa của sao Mộc?

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 36)

Vệ tinh Io có kích thước cỡ Mặt Trăng nhưng nó hoạt động rất mạnh, các núi lửa liên tục phun trên vệ tinh này. Vật chất nóng dâng đến độ cao 250km trên bề mặt của Io. Điều đó chứng tỏ trong lòng của Io rất nóng. Tại sao vậy? Lực hấp dẫn do sao Mộc và các vệ tinh khác tác động lên làm Io liên tục bị biến dạng. Điều đó có nghĩa là một số phần đá rắn phải chuyển động qua nhau. Ma sát sinh ra làm nóng đá. Sự nung nóng bằng ma sát này đã được tiên đoán từ trước khi Voyager đến Mộc tinh. Nhưng việc xuất hiện các núi lửa thì chưa từng được dự đoán. Núi lửa phun ra các hợp chất nham thạch chứa sunfua làm cho bề mặt của Io rất khủng khiếp.

Vệ tinh Europa hơi nhỏ hơn Mặt Trăng và nằm cách sao Mộc xa hơn Io. Điều ngạc nhiên là trên Europa không có miệng núi lửa nào, bề mặt nó trơn tru rõ rệt. Điều giải thích tốt nhất là bề mặt nó được bao bọc bởi một lớp nước dày tới hàng km, lớp trên cũng đã bị đóng băng. Tàu Galileo đã tới cách bề mặt của Europa 200km và chụp ảnh được những chi tiết có kích cỡ 6m. Các bức ảnh cho thấy trên bề mặt của vệ tinh này có những vết nứt rất giống những vết nứt dài trên băng ở Nam Cực (Trái Đất). Ngoài ra, các bức ảnh còn đưa ra những bằng chứng về việc còn tồn tại ở thể lỏng dưới lớp băng bao bọc Europa. Đó là những nơi có vết nứt, nước trào ra rồi đóng băng lại. Một miệng núi lửa dường như đã được nước lấp đầy và đóng băng lại. Các đường nhỏ có thể làm liên tưởng đến việc nước trong các vết nứt trào ra và đóng băng lại: các đường tối hơn có thể do nước mang theo bụi bẩn phun ra theo các vết nứt dài và đóng băng lại, các đường sáng hơn có thể do nước sạch hơn phun ra sau và đóng băng. Loại trừ trường hợp các núi lửa mới hình thành, các miệng núi lửa cũ đều đã ngập trong nước và đóng băng lại. Liệu có nước ở Europa hay không?

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 36)