Tại sao các nhà khoa học quan tâm đến vệ tinh số 6 của sao Thổ?

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 37)

sao Mộc. Dù trọng lượng của sao Thổ chỉ bằng 1/3 sao Mộc nhưng thể tích lại bằng 6/10 thể tích sao Mộc nên có thể thấy được mật độ trên sao Thổ rất thấp, bằng 0,7 mật độ của nước, đây là hành tinh có mật độ thấp nhất trong hệ Mặt Trời. Sao Thổ có hàm lượng hiđrô nhiều hơn sao Mộc nhưng trọng lực sao Thổ yếu, mật độ tầng ngoài lại thấp, lực hút tác động lên tầng ngoài nhỏ. Kết quả là ở vùng gần xích đạo có những chỗ sạt lớn, sao Thổ trở thành dẹt nhất trong hệ Mặt Trời, đường kính xích đạo và đường kính hai cực chênh lệch nhau bằng đường kính của Trái Đất.

Bạn biết gì về vòng sáng sao Thổ?

Vòng sáng của sao Thổ là một trong những cảnh quan tráng lệ của hệ Mặt Trời. Năm 1610 khi Galilê dùng kính viễn vọng quan sát sao Thổ đã phát hiện hình dáng của ngôi sao này hơi khác lạ, ở hai bên giống như còn có hai khối cầu nhỏ nữa. Sau đó ông tiếp tục quan sát thì phát hiện hai khối cầu này dần dần biết mất và mất hẳn vào năm 1612. Hiện tượng kì lạ này cũng được đề cập đến trong nhiều báo cáo thiên văn khác. Cho đến năm 1656, Huygens đưa ra giải thích: vòng quanh sao Thổ có vòng sáng mỏng, vòng sáng này không tiếp xúc với sao Thổ. Bởi vòng sáng này rất mỏng, hơn nữa sao Thổ lại tự quay trong góc nghiêng 26,7 độ nên vòng sáng quay cùng xích đạo này cùng nghiêng so với Mặt Trời và Trái Đất. Dưới góc nhìn của chúng ta sẽ có lúc vòng sáng này biến thành một sợi dây, lúc đó nó dường như bị biến mất và đây cũng chính là hiện tượng mà Galilê đã nhìn thấy.

Vòng sáng của sao Thổ rất rộng, độ rộng bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng nhưng độ dày của nó chỉ có 1 km. Năm 1675 Cassini phát hiện chiếc vòng của sao Thổ không phải là một vòng sáng hoàn chỉnh, trong vòng sáng có một sợi tối chia nó thành hai phần trong và ngoài.

Tại sao các nhà khoa học quan tâm đến vệ tinh số 6 của sao Thổ? Thổ?

Máy thăm dò “Người du hành" đã tiến hành thăm dò sao Thổ và các vệ tinh của nó. Đến cuối năm 2003 máy thăm dò này đã thăm dò được 31 vệ tinh, trong đó vệ tinh lớn nhất là vệ tinh số 6. Vệ tinh số 6 có độ lớn tương đương với sao Kim do nhà thiên văn học người Hà Lan Christian

Huygens phát hiện ra năm 1655. Vệ tinh này giống Trái Đất thời kì đầu bị băng che lấp. "Người du hành" đã tìm được vết tích của phân tử hữu cơ và phân tử hữu cơ này chính là loại hợp chất hoá học đã nhóm lên sự sống trên Trái Đất.

Năm 1997 một kế hoạch thăm dò không gian lớn đã được thực hiện: máy thăm dò không gian Cassini nặng đến 5,5 tấn đã được phóng về phía sao Thổ. Đến năm 2004 Cassini sẽ đến sao Thổ và phóng khoang thuyền mang tên Huygens xuống vệ tinh số 6, kế hoạch hạ cánh sẽ được thực hiện trong 2,5 giờ. Giống như Trái Đất, bầu khí quyển của vệ tinh số 6 có hàm lượng nitơ phong phú. Kết quả thăm dò sẽ được chuyển đến tàu Cassini sau đó được truyền về Trái Đất. Sau khi hạ cánh, khoang Huygens chỉ tồn tại trong vòng 30 phút, bởi nhiệt độ ở đó xuống dưới âm 190 độ, năng lượng Mặt Trời không đủ để nạp cho nguồn điện. Các chuyên gia dự đoán, rất có thể.vệ tinh số 6 này có biển được tạo thành bởi ôxít cácbon và cho dù chúng ta chỉ có những tư liệu thu về trong 30 phút nhưng rất có thể ở đó chúng ta lại phát hiện ra một khái niệm mới về sao Thổ và các vệ tinh của nó.

Một phần của tài liệu THĂM DÒ VŨ TRỤ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w