Xây dựng gia đình tiến bộgắn liền với việc tăng cường giáo dục ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ở

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 67 - 70)

Thừa Thiên Huế hiện nay.

Góp phần khắc phục những hạn chế và khuyết điểm được nêu ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về: "Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em"[ 31;230]. Vì vậy, xây dựng gia đình xã hội ở Thừa Thiên Huế cần tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình và đối với toàn xã hội.

Gia đình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục con cái, các yếu tố quan trọng có tính quyết định trong việc giáo dục con cái đó là ý thức trách nhiệm, sự quan tâm thường xuyên đến việc giáo dục không kém phần quan trọng so với việc lo cho chúng học hành. Trong gia đình nuôi dưỡng, giáo dục là nghĩa vụ và trách nhiệm đồng thời là quyền lợi thiêng liêng của gia đình và của các thành viên gia đình đối với nhau. Nuôi dưỡng, giáo dục là trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu. Ngược lại, con cháu phải hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là chăm sóc, kính trọng, biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục của họ.

Trong gia đình anh chị có trách nhiệm chăm sóc em, yêu thương em khi em chưa thành niên, chưa có nghề nghiệp. Các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm đối với nhau, người trên phải gương mẫu trong việc làm, trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử cho người dưới noi theo. Cha mẹ giáo dục con cái bằng tình cảm nhưng có sự nghiêm khắc của người cha và từ ái của người mẹ. Tình cảm yêu thương của cha mẹ giúp con thêm tin yêu, quý mến gia đình mình.

Trách nhiệm của cha mẹ đối với con là phải ý thức đầy đủ về vai trò của giáo dục gia đình, tìm mọi hình thức và biện pháp tác động đến con

một cách có hiệu quả, thông qua các hoạt động gia đình, ông bà, cha mẹ chuyển tải những nội dung văn hóa truyền thống cho con cháu như giáo dục nề nếp gia đình, gia phong, gia giáo, mong muốn thế hệ con cháu duy trì và phát huy truyền thống văn hóa gia đình, nêu cao truyền thống nhân nghĩa, ăn ở hòa thuận, hiếu đễ, lễ phép. Qua đó con cháu ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình.

Có như vậy, phong trào xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế mới đạt được kết quả cao, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần thúc đẩy sự và hướng đến mục tiêu Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước.

C. KẾT LUẬN

Nho giáo từ khi ra đời cho đến nay đã trên hai nghìn năm trăm năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, Nho giáo có lúc thịnh lúc suy, có lúc ngự trị trên đỉnh cao của hệ tư tưởng thống trị phong kiến Trung Quốc và phong kiến Việt Nam, ngược lại có lúc bị phê phán và loại bỏ một cách không thương tiếc. Dù bị phê phán hay loại bỏ đi chăng nữa thì Nho giáo vẫn cứ tồn tại trong xã hội ngày nay. Sự tồn tại đó chứng tỏ Nho giáo vẫn có những yếu tố tích cực hợp lý, với những nội dung trong “Ngũ luân” đã có tác dụng giáo dục đạo đức luân lý và trật tự kỷ cương, phép tắc lễ giáo trong mối quan hệ giữa người với người trong gia đình và ngoài xã hội.

Có thể khẳng định rằng, sự tác động của tư tưởng Nho giáo trong đó có “Ngũ luân” dù trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống ở Thừa Thiên Huế trên tinh thần xây dựng, giữ gìn lễ nghĩa, hiếu đễ, kỷ cương trong gia đình.

Trong quá trình xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế việc kế thừa và phát triển những giá trị đạo đức của “Ngũ luân” với những quan hệ cơ bản, con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; anh em phải hòa thuận; làm người học trò thì phải "tiên học lễ, hậu học văn"; là người cán bộ thì phải cần, kiệm, liêm, chính. Quan hệ xóm làng thì “tối lửa tắt đèn có nhau”, phải biết "bán anh em xa, mua láng giềng gần"; "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân". Đó là những giá trị mà chúng ta không thể phủ nhận được.

Tuy nhiên, việc xây dựng con người trong gia đình là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Đây không phải là việc làm tự phát, phong trào mà cần phải có một chiến lược lâu dài, có kế hoạch và có tiêu chí cụ thể, cần được quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền, cần sự hưởng ứng của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Với khả năng và ý nghĩa thiết thực của phong trào này thì chắc chắn sẽ thực hiện thành công phong trào xây dựng gia đình ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w