Thực trạng xây dựng gia đìnhở Thừa Thiên Huế hiện nay 1 Xây dựng đạo đức gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 47 - 51)

Thừa Thiên Huế là tỉnh có một thành phố, 6 huyện và hai thị xã, trong đó có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới, toàn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn(105 xã, 39 phường và 8 thị trấn), trong đó có 44 xã miền núi và vùng cao, 12 xã đặc biệt khó khăn, diện tích toàn tỉnh là 5.033.20km2 với dân số là 1.160.000 người, mật độ dân số 225 người/km2, có năm dân tộc cùng chung sống.

Thừa Thiên Huế là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển ở Thừa Thiên Huế đã vun đắp, hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của một vùng đất có bề dày lịch sử, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Những giá trị tốt đẹp đó đã được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, hun đúc để trở thành những phẩm chất tốt đẹp của con người vùng đất Thừa Thiên Huế, là tiền đề quan trọng để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả cao.

Chúng ta biết rằng, đạo đức là "toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong quan hệ g ia đình và quan hệ xã hội. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người trong gia đình vừa thể hiện bản chất của cá nhân, vừa cho biết bản chất của đạo đức trong gia đình và

trong xã hội đó" [17, 20].Trước những biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, cấu trúc và chức năng của gia đình có nhiều thay đổi, đạo đức trong gia đình và trong xã hội cũng vậy, nhưng về cơ bản mô hình gia đình truyền thống ở Thừa Thiên Huế là gia đình có "ba thế hệ" (ông bà, cha mẹ và con cái) là phổ biến. Truyền thống, nề nếp gia phong vốn có của vùng đất cố đô vẫn tiếp tục được duy trì, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn bó bền chặt.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế với các tiêu chí cơ bản là: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, khỏe mạnh; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo.Phong trào xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế đã góp phần xây dựng, giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhất là nề nếp gia phong của gia đình vùng đất Thừa Thiên Huế. Nêu cao vai trò gương mẫu trách nhiệm của các bậc cha mẹ, phát huy những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi người, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh[30;122].Trong báo cáo kết quả triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2012, trên toàn tỉnh đã có 206.372/ 224.911 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 91,7%) tăng 102.411 hộ, trong đó có 165.179 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt 80%) tăng 123.156 hộ so với năm 2009. Nhiều địa phương có tỷ lệ đăng ký gia đình văn hóa khá cao như thành phố Huế: 59.375/ 62.544 hộ gia đình đăng ký (tỷ lệ 84,6%); Thị xã Hương Trà: 21.672/ 22.502 hộ đăng ký (đạt 96,3%), trong đó đã có 16.936 hộ được công nhận (tỷ lệ 78,1%); Huyện Phong Điền :21.500/ 21.500 hộ đăng ký (đạt 100%), trong đó có 17.349 hộ được công nhận (tỷ lệ 80,6%), Huyện Quảng Điền: 18.706/ 19.504 hộ đăng ký (đạt 95,9%), trong đó có 16.570

hộ được công nhận (tỷ lệ 88,6%); Huyện Nam Đông: 4.200/ 4.520 hộ đăng ký (đạt 92,9%), trong đó có 3.666 hộ được công nhận (tỷ lệ 87,2%).

Việc xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế có nét tiêu biểu cho văn hóa gia đình của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng quan hệ vua - tôi trong “Ngũ luân” của Nho giáo. Đó là những chuẩn mực, những quy tắc, những yêu cầu có tính bắt buộc đối với mọi hành vi ứng xử của mỗi con người trong các quan hệ xã hội[7;244]. Trong đó, vua phải thương yêu bề tôi, bề tôi phải tận trung với vua, cũng là tận hiếu với cha và ngược lại. Để xây dựng gia đình văn hóa có trật tự lễ nghĩa, có nề nếp, “Ngũ luân” còn đòi hỏi mọi người trong gia đình phải tuân theo Lễ, bởi chỉ có Lễ con người mới phân biệt được thân sơ và trở thành con người thực sự. Với Thừa Thiên Huế quan hệ vua - tôi có ảnh hưởng rất lớn việc xây dựng gia đình văn hóa. Trước hết là quan hệ cha – con, trong “Ngũ luân” biểu hiện ở chỗ thực hiện "hiếu đễ". Do ảnh hưởng của tư tưởng "Hiếu đễ là gốc " nên người dân Thừa Thiên Huế rất coi trọng vấn đề hiếu đạo. Chuyện con cháu làm tròn chữ hiếu với ông bà, cha mẹ mình trở thành trách nhiệm mà ai cũng phải biết, phải làm. Làm con hiếu thảo tức là phải luôn nghe lời cha mẹ, phải làm thế nào cho cha mẹ phải luôn hài lòng và có thể tự hào về con của mình. Họ bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách: "làm nở mày nở mặt" cha mẹ, tức là thành công trong xã hội, gánh vác cái trách nhiệm của cha mẹ để lại cũng như phát huy và làm rạng danh cho gia đình mình. Điều mà những người con nơi đây sợ nhất là "làm Mạ buồn" với họ như thế là bất hiếu. Gia đình là môi trường sống của "hiếu đễ". Gia đình phải hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau, xây dựng gia đình có văn hóa, có đạo đức hay "gia giáo" nếu không "hiếu đễ" cũng chẳng để làm gì cả. Hiếu là lòng yêu thương, kính trọng cha mẹ, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đau ốm, kể cả lúc tang ma thờ cúng khi cha mẹ đã chết. Hiếu với cha mẹ khi cha mẹ qua đời cũng rất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Mọi người tổ chức tang tế cho ông bà, cha mẹ rất chu đáo. Thừa Thiên Huế chịu

ảnh hưởng của quan hệ cha - con khá nặng nề, điều đó biểu hiện ở chỗ họ thực hiện đạo hiếu với ông bà, cha mẹ,tổ chức tang lễ, cúng tế rườm rà, tốn kém, tổ chức tang lễ trong nhiều ngày, bày biện "mâm cao cỗ đầy" và xây dựng lăng mộ đồ sộ[29;247]. Thực hiện đạo hiếu phải xuất phát từ tấm lòng, thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ của con cháu. Chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu, biết quan tâm, lo lắng đến đời sống tinh thần để lúc về già cha mẹ được an nhàn, thanh thản đó mới là điều đáng làm, phong trào xây dựng gia đình phải chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về những quy định trong việc tang tế. Phải xây dựng hệ thống đạo đức gia đình lành mạnh, tiến bộ, cần phải chống đối sự xâm nhập của chủ nghĩa sùng bái tiền - vàng, chủ nghĩa cá nhân không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, người già cả trong gia đình, phải đi "thưa" về "trình", đi đâu thì phải cho cha mẹ biết, làm gì cũng phải lo cho sự nghiệp của mình, không vào chỗ nguy hiểm để cha mẹ lo lắng, không lên chỗ cao, xuống chỗ sâu, không nghe lén người khác nói chuyện, không nhận ban thưởng..., ăn nói phải giữ ý giữ tứ. Làm cho người dân có một phong cách mà người ta thường gọi là "đài các", tức là sự giữ kẽ và ý tứ trong mỗi con người, có hiện tượng "kín cửa" hay là "kín cổng cao tường" là đều ta dễ bắt gặp[12;148].

“Ngũ luân” với các mối quan hệ cơ bản thuộc về đạo đức mỗi con người, đã giúp cho bản thân của mỗi thành viên trong gia đình tự kiểm điểm, hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách của mình. Nó làm cho mỗi cá nhân gạt bỏ được thói hư tật xấu và xây dựng được những đức tính tốt. Chính thông qua sự kiểm điểm mà lòng nhân ái, tinh thần thượng nghĩa, đức hiếu kính cũng như đức khiêm nhường được nâng cao. Giữa con người với con người trong gia đình hòa đồng tiến tới xây dựng gia đình Thừa Thiên Huế ấm no, hạnh phúc.

Để xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế, cần xây dựng đạo đức gia đình là công việc quan trọng, có ý nghĩa của mỗi một cá nhân, mỗi

gia đình và toàn thể nhân dân, cần phải kế thừa những giá trị đạo đức trong “Ngũ luân” của Nho giáo như tôn kính, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Đồng thời phải loại bỏ những hủ tục làm ảnh hưởng đến phong trào xây dựng gia đình văn hóa.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w