Thiết lập quan hệ bình đẳng nam nữ trong gia đình gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 60 - 63)

việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay

Trong xây dựng con người ở Thừa Thiên Huế hiện nay, yếu tố cần thiết để đảm bảo xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh phúc, xã hội công bằng, bình đẳng và tiến bộ đó là thiết lập mối quan hệ bình đẳng nam, nữ trên mọi lĩnh vực trong gia đình cũng như ngoài xã hội, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, người phụ nữ được trao quyền sử dụng đất, được vay vốn, được nghe phổ biến các thông tin, tham dự các lớp tập huấn...như nam giới. Phụ nữ đã có cơ hội để nâng cao hiểu biết, nâng cao năng lực các

mặt, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng gia đình, từ đó nâng cao vị thế, vai trò của mình ngang bằng với nam giới. Tuy nhiên, xã hội chưa đánh giá đúng phần lao động chưa tạo thu nhập của người phụ nữ. Do đó nam giới cần chia sẻ những công việc không mang lại thu nhập bằng tiền như: công việc dọn dẹp nhà cửa, công việc nội trợ, chăm sóc con cái nhằm tạo điều kiện cho cả nam và nữ kết hợp hài hòa công việc chuyên môn, công việc xã hội và công việc gia đình để cả hai cùng phát triển, tiến bộ. C Mác cho rằng tiền đề đầu tiên để giải phóng phụ nữ là làm cho nữ giới trở lại tham gia lao động sản xuất xã hội. Trong xã hội, lao động nữ và nam làm như nhau thì thu nhập cũng như nhau đây là một quy định mang tính nguyên tắc, phản ánh sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động kinh tế.

Hiện nay tỷ lệ lao động thất nghiệp ở Thừa Thiên Huế còn cao, trong đó lao động nữ chiếm 40%. Tỉnh đã có chính sách dành riêng cho phụ nữ, giúp họ phát triển kinh tế gia đình như: vay vốn xóa đói giảm nghèo, chương trình quỹ tiết kiệm hàng tháng hổ trợ cho chị em vay vốn để sản xuất kinh doanh, chăn nuôi nhằm xóa đói, giảm nghèo. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện công bằng xã hội, sự bình đẳng giữa nam và nữ. Khi người phụ nữ đã có nghề nghiệp để tự nuôi sống mình và góp phần nuôi sống gia đình sẽ tạo mối quan hệ vợ chồng, mẹ con rất khác. Bởi có đồng tiền tự chủ do mình làm ra, người phụ nữ mới làm chủ được bản thân mình và cảm thấy mình đã có vị trí ở trong xã hội, từ đó người phụ nữ mới có vị trí trong gia đình. Người vợ sẽ không bị chồng mình coi thường, đứa con sẽ không nhìn mẹ là kẻ ăn theo hầu hạ việc nhà mà là người có đóng góp kinh tế vào gia đình, là người có kiến thức, có hiểu biết. Người chồng cũng không thể xem thường vợ, là người đã cùng chồng chăm lo, vun đắp cho tổ ấm thân yêu của mình. Từ mối quan hệ chồng vợ, mẹ con trong gia đình mà người phụ nữ được tôn trọng, kính nể thì đối với họ hàng, làng xóm và ra xã hội người phụ nữ cũng được kính nể, tôn trọng. Phụ nữ ngày nay bình đẳng với nam giới trong gia đình và ngoài xã hội.

Trong gia đình phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc chăm sóc nuôi dạy con cái. Ngoài xã hội phụ nữ ngày càng có điều kiện để học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia ngày càng nhiều vào công tác quản lý xã hội. Tham gia ngày càng nhiều vào công tác xã hội, người phụ nữ vẫn làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ trong gia đình là chăm sóc và nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc "giỏi việc nước đảm việc nhà", phát huy tốt vai trò của người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiện nay tư tưởng trọng nam khinh nữ chưa được xóa bỏ, nhiều gia đình người phụ nữ vẫn bị đối xử bất công, bệnh gia trưởng, xem thường phụ nữ vẫn còn tồn tại. Tư tưởng hẹp hòi của nam giới không muốn phụ nữ hơn mình, hành vi gia trưởng độc đoán, lấn át vợ trong gia đình, bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn còn diễn ra. Mặt khác, phần nhiều phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận. Tiến tới bình đẳng nam nữ là một cuộc cách mạng hết sức khó khăn, bền bỉ. Bởi, tư tưởng này đã ăn sâu vào đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp trong xã hội. Tiến tới chồng vợ bình đẳng với nhau trong quan hệ hôn nhân; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của chồng vợ và quyết định các nguồn lực gia đình; bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Trong gia đình, con trai hay con gái cũng được chăm sóc, giáo dục, và tạo điều kiện như nhau để học tập, phát triển và lao động. Các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ với nhau công việc gia đình.

Do đó, cần nâng cao nhận thức cho mọi người, mọi giai đình và xã hội về bình đẳng giới. Nâng cao trình độ dân trí và kĩ thuật nghề nghiệp cho phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội mà vẫn làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ trong gia đình. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục truyền thống làm thay đổi suy nghĩ, thói quen và hành vi ứng xử của người chồng đối với vợ trong gia đình. Giải phóng phụ nữ

trong xã hội bắt đầu từ việc giải phóng phụ nữ trong gia đình, tạo điều kiện cho người phụ nữ đóng góp vào sự phát triển của tỉnh nhà, đưa lại quyền bình đẳng, tự do hạnh phúc cho chính mình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w