NAY
Kế thừa những giá trị tích cực cũng như loại bỏ những yếu tố tiêu cực bảo thủ của Nho giáo về “Ngũ luân” để xây dựng gia đình văn hóa, gia đình xã hội chủ nghĩa, đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển đất nước nói chung cũng như Thừa Thiên Huế nói riêng. Một xã hội muốn ổn định, thanh bình và phát triển thì trước hết phải có những gia đình hòa thuận, đó là gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau, cùng nhau nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái nên người, cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình cũng như tác phong làm việc để cho con cái noi theo “ một nhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu, một nhà lễ nhượng thì cả nước đều có lễ nhượng. Một nhà tham lam thì cả nước bị rối loạn” (Đại học, chương 9), “nước gốc ở nhà” nên Nho giáo muốn xây dựng những mối quan hệ giữa người với người trong nước theo những quan hệ trong gia đình với trách nhiệm và nghĩa vụ tương tự. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có ba mối quan hệ cơ bản là quan hệ chồng - vợ, quan hệ cha - con, quan hệ anh - em, xã hội có năm mối quan hệ gọi là “Ngũ luân”, là quan hệ vua - tôi, quan hệ chồng - vợ, quan hệ cha - con, quan hệ anh - em, quan hệ bạn - bè. Gia đình có hòa thuận, gốc có vững thì xã hội mới mới ổn định, phát triển, cây mới bền, vì thế Nho giáo rất quan tâm chăm sóc cho cái gốc gia đình. Tuy nhiên, một số hạn chế của “Ngũ luân” trong tư tưởng triết học nho giáo có ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam nói chung cũng như xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế nói riêng, cũng cần được phê phán và khắc phục. Hiện tượng quá đề cao tình cảm gia đình, đề cao lợi ích cá nhân, gia đình, bất chấp lợi ích của nhà nước cũng cần có các giải pháp khắc phục cụ thể nhằm xây dựng
nhanh và bền vững gia đình xã hội chủ nghĩa ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn đổi mới hiện nay.