Thừa Thiên Huế hiện nay
“Ngũ luân” trong triết học Nho giáo có ảnh hưởng đến xây dựng gia đình Việt Nam nói chung cũng như xây dựng gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Trước hết là ảnh hưởng của quan hệ vua – tôi. Quan hệ Vua - Tôi có ảnh hưởng trực tiếp, bao trùm, phản ánh đến các mối quan hệ trong gia đình là quan hệ cha - con, quan hệ chồng - vợ, quan hệ anh - em. Triết học Nho giáo khẳng định rằng, vua có sứ mệnh to lớn nhất là giáo dân, trị dân và bao trùm lên khắp thiên hạ. Bề tôi phải phục tùng mệnh lệnh của vua, phụng sự vua phải hết lòng, coi vua như cha mẹ của mình, cho nên đức trung cũng là đức hiếu, tận trung cũng là tận hiếu. Muốn như vậy, Nho giáo khẳng định “ vua ra vua, tôi ra tôi”. Vua phải cho ra vua, bấy giờ bề tôi mới ra bề tôi. Đối với đất nước, vua là vua, đối với gia đình vua cũng là cha. Ai cũng biết, bề tôi phải theo mệnh lệnh của vua, phải trung thành với vua. “Vua ra vua” có nghĩa là vua phải thi hành bổn phận của vua. Bổn phận của vua là thương yêu dân, hết lòng phục vụ dân, xem dân là gốc, vua phải theo mệnh trời là nuôi dưỡng giáo hóa dân, bởi vì họ cũng là trời sinh ra. Nguyên tắc của việc dưỡng dân, giáo dân, trị dân của nhà vua là phải dựa theo lễ. Có như vậy, dân mới có đạo đức, có khuôn phép. Để thực hiện có hiệu quả của việc trị dân, dưỡng dân, giáo dân thì nhà vua phải có đạo đức, thường xuyên tu dưỡng đạo đức, phải yêu thương dân, phải hợp lòng dân. Nếu vua thi hành đúng bổn phận của vua, ắt bề tôi cũng vâng lệnh vua mà phục vụ. Bấy giờ dân sẽ được an lạc thái bình. Nếu vua sống cho ra vua thì vua sẽ nêu gương cho những người trong cả nước cũng bắt chước làm theo. “Tôi ra tôi”, có nghĩa là bề tôi phải biết giúp cho vua đi vào con đường đạo đức, dồn hết tâm trí vào việc nhân, không được dối gạt vua, cũng không sợ làm mất lòng vua, phải biết đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, phải biết đem đạo lý thờ vua, việc gì có ích
cho nước, có lợi cho dân thì phải giúp cho vua làm, phải biết căm dận khi vua làm trái đạo lý, không được hùa theo vua mỗi lần vua lầm lỗi, không được đón trước ý xấu của vua rồi khêu gợi cho vua lầm lỗi. Bấy giờ, đất nước sẽ an lạc, gia đình được êm ấm. Mối quan hệ vua - tôi là mối quan hệ quan trọng nhất, nó gắn liền với vận mệnh đất nước, trong quan hệ vua - tôi, Khổng Tử đặt ra vấn đề “vua ra vua, tôi cho ra tôi”, vua là người trụ cột của đất nước thì phải xứng đáng đạo làm vua. Vua phải lấy nhân nghĩa đối xử với bề tôi. Bề tôi phải trung thành với vua “vua nhân, tôi trung”, “vua lấy lễ mà sai khiến tôi, tôi đem lòng trung mà phụng sự vua”. Vua là tấm gương sáng để bề tôi noi theo. Phận bề tôi đối với vua thì phải hết lòng trung thành đem nhân nghĩa mà thờ vua giúp nước. Bề tôi phải làm cho vua tin dùng, nếu vua không tin dùng thì lui về ở ẩn để giữ trọn khí tiết và lòng trung của mình. Bề tôi có trách nhiệm khuyên can để nhà vua không làm điều trái với đạo đức, với nhân dân. Quan niệm của Nho giáo về quan hệ vua - tôi là hợp lý và tiến bộ khi bàn về vai trò của dân, coi dân có vai trò nhất định trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trong hưng vong thịnh suy thành bại của triều đại, quy định chính danh định phận tạo ra tôn ti trật tự, phép tắc lễ nghĩa giữa người với người trong cuộc sống góp phần xây dựng lối sống văn hóa, những trật tự phép tắc lễ nghĩa trên dưới của người dân Thừa Thiên Huế. Quyền lực của vua là tuyệt đối, là tối cao song không vì thế mà vua có quyền làm những việc trái đạo lý, trái lòng dân, phải thích cái thích của dân, phải ghét cái ghét của dân, thế mới gọi là cha mẹ của dân. Nho giáo cho rằng một nước thịnh trị là trong nước vua ra vua, tôi ra tôi, trật tự và danh phận phải được giữ vững, vua phải huệ, tôi phải trung. Chung quy lại, một nước thịnh trị là một nước “vua ra vua, tôi ra tôi”, trật tự và danh phận của mỗi người phân minh rõ ràng, như vậy mới giữ được cái căn bản của chính trị. Đây là yếu tố tích cực có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ đời sống của gia đình Việt Nam nói chung cũng như đến gia đình ở Thừa Thiên Huế nói riêng hiện nay, nơi từng đưa hệ tư tưởng
Nho giáo lên hàng đầu chi phối lối sống, cách tư duy và những quan hệ của các thành viên trong gia đình.
Chính quan hệ vua - tôi đã có ảnh hưởng đến gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay. Trước hết là ảnh hưởng đến quan hệ cha - con trong gia đình. Nho giáo cho rằng nếu “vua ra vua, tôi ra tôi” thì trong gia đình “cha ra cha, con ra con ”, cha ra cha có nghĩa là cha phải thi hành bổn phận của cha, đó là thương yêu con, chăm sóc cho con, lo cho con cơm ăn, áo mặc và giáo dục con tử tế, làm cha phải có đức nhân. Cha phải có nghĩa vụ đối với con, phải yêu thương con mình, có nghĩa vụ nuôi dạy cho con mình nên người. Khi con còn nhỏ phải biết chăm sóc lo lắng cho con khôn lớn, khi con trưởng thành phải dạy dỗ uốn nắn và làm gương cho con để con biết đạo làm người trong xã hội, biết trung với vua, biết hiếu với cha, biết kính với người trên, biết đễ với anh em, biết tin với bạn bè, biết thấy việc nghĩa thì phải làm. Cha phải biết che chở, bảo vệ cho con. “Con phải ra con” có nghĩa là con phải chăm sóc, kính trọng cha, phải biết phụng sự cha, phải biết phục tùng mệnh lệnh của cha, phải có đức “hiếu” để thờ cha, Nho giáo nhấn mạnh đức hiếu cũng là nhấn mạnh trách nhiệm, nghĩa vụ của con đối với cha, người con có đạt đức hiếu mới đạt được đức nhân, nghĩa, lễ, trí. Phải yêu thương cha, phải nuôi cha, phụng dưỡng cha, phải có sự kính cẩn, phải có lễ. Nuôi thì phải kính, không được làm những chuyện bậy bạ khiến cha mẹ phải mang nhục. Khi cha mất phải chôn cất cho có lễ, cúng tế thì phải giữ cho đủ lễ. Ai cũng biết con phải hiếu với cha, nhưng nếu cha chẳng ra cha, sao đòi hỏi con phải hiếu với cha được. Nếu cha thi hành đúng bổn phận của cha thì “con sẽ ra con”, con sẽ hết lòng với cha, bấy giờ gia đình sẽ yên ấm, đây là một trong những tư tưởng tiến bộ, có giá tri nhân văn, nhân bản sâu sắc của Nho giáo trong việc giáo dục nhân cách con người trong gia đình Thừa Thiên Huế, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người Thừa Thiên Huế từ tư tưởng lối sống đến tác phong làm việc và sinh hoạt đạo đức gia đình, tư tưởng hiếu nghĩa được giữ vững, tạo nên sự
ổn định, hòa thuận trong gia đình cũng như sự ổn định và phát triển xã hội Thừa Thiên Huế hiện nay.
Quan hệ vua - tôi có ảnh hưởng đến gia đình, đó là quan hệ chồng - vợ. Quan hệ chồng - vợ là một trong những mối quan hệ cơ bản trong gia đình, quy định cách sống, ứng xử, trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Nho giáo cho rằng “chồng ra chồng”, “vợ ra vợ”, chồng vợ phải yêu thương và có trách nhiệm với nhau. Nho giáo đưa ra tiêu chuẩn nghĩa. Nghĩa là chuẩn mực đạo đức để ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ chồng - vợ với nhau. Chồng - vợ phải thương và phải có trách nhiệm với nhau. Đạo chồng - vợ phải cung kính, yêu thương nhau, dốc lòng ân nghĩa. “Chồng ra chồng” có nghĩa là chồng phải thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chồng, đó là phải biết yêu thương vợ con, chăm lo cho vợ con và là chỗ dựa của vợ con. “Vợ phải ra vợ”, có nghĩa là vợ phải thực hiện đúng bổn phận, nghĩa vụ của người vợ, người vợ phải biết chăm lo vun vén cho gia đình mình và gia đình nhà chồng. Vợ phải kính thờ cha mẹ chồng và không được trái lời dạy bảo của chồng, không được ghen tuông, không được chán cảnh nghèo đói mà chồng - vợ bỏ nhau làm mất luân thường đạo lý.
Quan hệ chồng - vợ trong “ Ngũ luân có ảnh hưởng rất lớn đến gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay. Đạo chồng - vợ trong gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay rất ngỡ như giản dị mà lại rất tinh tế và sâu sắc. Ở đó, tình và nghĩa luôn luôn quyện chặt với nhau, coi hạnh phúc chồng - vợ là cội nguồn của mọi thành công trong cuộc sống gia đình. Chồng - vợ bình đẳng, yêu thương, gắn bó keo sơn với nhau, cùng đồng cam cộng khổ với nhau là cội nguồn hạnh phúc gia đình. Như vậy, đạo chồng - vợ trong gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay vừa thể hiện mối quan hệ hài hòa, bình đẳng giữa chồng và vợ, vừa thấm đượm tình nghĩa yêu thương, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc ta và cũng bao gồm cả những nét tích cực trong đạo đức Nho giáo.
Quan hệ vua - tôi có ảnh hưởng đến gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay, đó là quan hệ anh - em. Anh chị em trong gia đình thì phải biết đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Anh chị thì phải nhường nhịn và dạy dỗ em. Em phải biết nghe lời dạy bảo của anh chị, lễ phép với anh chị. Trong mối quan hệ anh - em, Nho giáo đưa ra tiêu chuẩn “Đễ”. “Đễ” tức là anh em trong gia đình phải lấy tình thương yêu, sự thân mật mà đối xử với nhau. Để làm được điều đó, Nho giáo yêu cầu anh phải ra anh, em phải ra em “huynh huynh, đệ đệ”. “Anh phải ra anh” có nghĩa là anh phải biết bao bọc, che chở cho em, nhường nhịn em. “Làm anh thì phải giữ cho đúng phận làm anh, làm em thì giữ cho đúng phận làm em”. Là anh - em trong gia đình phải cùng nhau hòa thuận. Anh thì yêu thương em, em thì kính trọng anh; anh - em không nên tranh giành nhau về của cải, không nên nghe lời vợ mà quên đi cốt nhục. Quan hệ anh - em giống như quan hệ cha- con trong gia đình. Anh là người thay cha quyết định mọi vấn đề xảy ra trong gia đình “quyền huynh thế phụ”. Khi em còn nhỏ ở chung nhà thì anh có quyền thay cha (đã mất), Nho giáo thường ghép đạo hiếu với đạo anh em, gọi chung là hiếu đễ. Nói hiếu là hiếu với cha mẹ, mà trước hết là cha, còn nói "Đễ" tức là nói đến sự tôn kính đối với bậc huynh trưởng. Nho giáo rất coi trọng vị trí của người anh. Anh phải ra anh, anh là người chăm sóc, chỉ bảo, che chở cho em, là tấm gương tốt để em học hỏi và noi theo. Nếu như cha mất thì anh là người thay cha nuôi dạy em khôn lớn, trưởng thành. Tiếp nhận tư tưởng này của Nho giáo, người dân ở Thừa Thiên Huế đã có một số thay đổi mang tính tích cực hơn rất nhiều, đề cao vai trò của bậc huynh trưởng, nhưng cái chính là không phải đề cao người huynh trưởng mà luôn đề cao tình nghĩa ruột thịt lên trên hết. Đòi hỏi anh em phải biết yêu thương đùm bọc nhau, gắn bó với nhau không thể tách rời, anh em mà biết trên kính dưới nhường thì mới thật là anh em hòa thuận. Trên kính dưới nhường vừa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, đùm bọc của anh đối với em, vừa phải thể hiện lòng tôn kính, biết ơn của em đối với anh. Anh em
một nhà nếu biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, lo lắng cho nhau thì mới có được gia đình yên ổn, hạnh phúc. Đạo lý anh em trong gia đình Thừa Thiên Huế mang tính nhân văn sâu sắc, là cơ sở để xây dựng mối quan hệ anh em hòa mục bền vững, làm nên giá trị đạo đức tốt đẹp của con người xứ Huế nói riêng và cũng là chuẩn mực của đạo làm người ở Thừa Thiên Huế nói chung.
Quan hệ vua - tôi cho rằng “vua ra vua, tôi ra tôi” ảnh hưởng rất lớn đến các quan hệ trong gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay, đòi hỏi cha phải ra cha, con phải ra con, chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ, anh phải ra anh, em phải ra em, có ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng gia đình văn hóa, tổ văn hóa, góp phần xây dựng, giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung, nhất là nề nếp gia phong của gia đình vùng đất Thừa Thiên Huế nói riêng. Nêu cao vai trò gương mẫu, trách nhiệm của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái, trách nhiệm của chồng, của vợ đối với nhau, của anh đối với em, đòi hỏi mỗi một cá nhân phải tự hoàn thiện bổn phận của mình, hình thành nên trật tự gia đình, đồng thời, phát huy những phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi người, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh[28;78].
Thừa Thiên Huế là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển ở Thừa Thiên Huế đã vun đắp, hình thành nên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của một vùng đất có bề dày lịch sử, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Những giá trị tốt đẹp đó đã được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, hun đúc để trở thành những phẩm chất tốt đẹp của con người vùng đất Thừa Thiên Huế, là tiền đề quan trọng để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả cao. Văn hoá gia đình ở Thừa Thiên Huế không phân biệt các khuynh hướng tư tưởng có thể đối địch nhau trong gia đình, vì cho rằng tất cả đều
phục vụ cho một đạo đức chung, và tất cả đều mượn chữ nghĩa của đạo Nho để phổ biến. Truyền thống, nề nếp gia phong vốn có của vùng đất cố đô vẫn tiếp tục được duy trì, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn bó bền chặt.
Mặt khác, quan hệ vua- tôi còn có ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình Thừa Thiên Huế hiện nay. “Vua không ra vua, tôi không ra tôi” đã có ảnh hưởng không nhỏ trong xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay. “Vua không ra vua” có nghĩa là vua không thực hiện đúng bổn phận của vua, vua không biết dùng lễ để đối xử với bề tôi, không biết tôn trọng, quý mến bề tôi, coi bề tôi như chó ngựa, như bùn rác, không biết quý kẻ có đức, người có học thức, không biết dùng người tài, không sửa sang việc hình việc chính, cũng không làm điều tốt để dân theo, làm cha mẹ của dân nhưng không lo cho dân. “Tôi không ra tôi” có nghĩa là bề tôi không giữ đạo khi thờ vua, không biết giúp vua đi vào con đường đạo đức, dồn hết tâm trí vào việc nhân mà dối gạt vua, sợ mất lòng vua đâm ra nịnh hót vua. Nếu trong một đất nước, từ trên xuống dưới, “vua không ra vua”, vua không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của vua, “tôi cũng không ra tôi”, bề tôi không giữ phận làm bề tôi, danh phận bất minh thì thì đất nước ấy ắt sẽ loạn, khi đó trật tự phép tắc xã hội bị đảo lộn. Mặc dù vậy tư tưởng