Xác lập tình yêu đúng đắn trong quan hệ chồng vợ để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến tới xã hội tiến bộ, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 63 - 64)

gia đình ấm no, hòa thuận, tiến tới xã hội tiến bộ, hạnh phúc.

Tình yêu, sự chân thành, chung thủy giữa chồng vợ luôn là cơ sở đảm bảo cho gia đình bền vững, hạnh phúc. Ăng ghen đã từng nói: Chỉ có hôn nhân được xây dựng trên tình yêu mới là hợp đạo đức.Văn hóa khởi đầu giữa hai con người kết hợp với nhau thành một gia đình chính là văn hóa trong quan hệ chồng vợ, trước tiên phải nói đến tình yêu. Tình yêu mới là văn hóa quán xuyến toàn bộ cuộc sống gia đình, là ngọn lửa chiếu sáng và sưởi ấm gia đình. Bất kể sự hòa đồng nào giữa nam giới và phụ nữ để trở thành một gia đình mà không có tình yêu làm nền tảng thì gia đình đó sớm hay muộn cũng sẽ rạn nứt và đổ vỡ.

Trong mối quan hệ chồng vợ khi có tình yêu chiếu sáng thì đó không bao giờ có sự tranh đua, tị nạnh lẫn nhau. Đời sống gia đình nếu thiếu tình yêu làm cơ sở thì chỉ là vô hồn và tạo nên sự trống rỗng ghê gớm trong quan hệ gia đình. Tự do lựa chọn tình yêu không phải là tự do của một xúc cảm nhất thời mà tình yêu phải được xây dựng với tinh thần trách nhiệm cao đối với người kia và đối với xã hội. Thiếu điều đó sẽ mất hết cơ sở đạo đức và trở thành một thứ tình yêu ích kỷ, lừa dối. Do vậy, để xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc thì phải xác lập tình yêu đúng đắn, gắn liền với lý tưởng, xây dựng tình yêu trên cơ sở hòa hợp về tâm hồn, cảm thông chia sẻ ước mơ, hoài bão của nhau.

Xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay, cần giáo dục mọi người đặc biệt là trẻ vị thành niên, hiểu biết về tình yêu chân chính, biết cách chăm sóc và bảo vệ mình không rơi vào các tệ nạn xã hội. Mỗi người xây dựng cho mình cuộc hôn nhân đúng đắn trên cơ sở tình yêu chân chính, sự hiểu biết và cảm thông chia sẻ thật sự, biết vun đắp cho tình yêu, xây

dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, cùng nhau chăm sóc nuôi dạy con cái và xây dựng cuộc sống chồng vợ hòa hợp về tâm sinh lý,“xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em. Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa”[31;40,41]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt”

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w