Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và nâng cao dân trí gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 64 - 67)

đình và nâng cao dân trí gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.

Góp phần thực hiện Nghị Quyết XIV Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có mục tiêu: "Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội bảo đảm an sinh xã hội".Xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay cần giải quyết tốt vấn đề nâng cao dân trí với phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình nhằm tạo điều kiện cho kinh tế phát triển bền vững góp phần nâng cao trình độ dân trí cho mọi thành viên. Nói đến trình độ dân trí là bao hàm cả kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, sự hiểu biết về y tế, giáo dục, pháp luật và giao tiếp. Đó là toàn bộ tri thức cần thiết tạo nên năng lực tư duy, ứng xử, hoạt động thực tiễn của con người. Tri thức là vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hạnh phúc, tương lai của con người, tạo ra cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. Thu nhập thấp của gia đình một phần là do trình độ học vấn thấp, không có kỹ năng nghề nghiệp. Những gia đình có trình độ học vấn cao hơn có khả năng ứng dụng công nghệ mới và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập[26;231].

Hiện nay, trình độ dân trí của người dân Thừa Thiên Huế có sự không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa gia đình người kinh và các giai đình dân tộc thiểu số, giữa nam và nữ; tỉ lệ trẻ em đang độ tuổi đi học không được đến trường còn cao, số học sinh bỏ học năm học 2010 - 2012 là 800 em. Trong số các em bỏ học này đều rơi vào những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Thực tế cho thấy những gia đình có trình độ dân trí thấp và điều kiện kinh tế khó khăn thì hầu như không có cơ hội để hưởng thụ và nâng cao các giá trị về tinh thần.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chính sách giáo dục đào tạo được tỉnh quan tâm. Tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và Trung học cơ sở, phấn đấu 96% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông. Để đổi mới công tác quản lý và tổ chức giáo dục, mở rộng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập, nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao trình độ dân trí bằng cách tạo điều kiện cho mọi người nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, sức khỏe, môi trường sống và làm việc, trong đó cần quan tâm đến phụ nữ. Khi phụ nữ được giáo dục, đào tạo đầy đủ, trình độ mọi mặt được nâng lên họ sẽ là người lao động giỏi, biết tính toán làm ăn và xử lý tốt hơn những tình huống xẩy ra trong cuộc sống, họ nhận thức và thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, có kiến thức nuôi dạy con tốt, họ sẽ là người vợ đảm đang và biết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đồng thời, cần chú ý đến giáo dục đào tạo, bồi dưỡng trẻ vị thành niên - những người cha người mẹ tương lai. Tiếp tục công tác xóa mù chữ, giảm tỉ lệ bỏ học, nâng cao trình độ dân trí ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng đồng bào dân tộc. Chỉ khi trình độ dân trí được nâng cao thì mọi người sẽ hiểu rõ nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu.

Phát triển kinh tế hiện nay, cần tăng cường phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng kinh tế hộ gia đình. Bởi mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế. Vì thế, các chính sách phát triển kinh tế

của tỉnh phải chú ý tới phát triển kinh tế hộ gia đình, khuyến khích sản xuất kinh doanh tạo thu nhập để nuôi sống gia đình, mang lại cho gia đình cuộc sống ấm no và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống xã hội.

Phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình xây dựng gia đình văn hóa theo hướng ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Cần tăng cường đầu tư cho các gia đình mở rộng sản xuất bằng cách cho các gia đình nghèo vay vốn tín dụng, vốn ưu đãi, hướng dẫn các gia đình về kĩ thuật, khôi phục các nghề truyền thống như nghề nón, nghề mây tre đan, nghề mộc, nghề rèn...; đào tạo nghề cho người lao động để người lao động có thu nhập ổn định, tạo điều kiện cho các gia đình vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo. Cần chú ý tới những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các gia đình neo đơn, phụ nữ nghèo, các gia đình ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc. Thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình. Tập trung giải quyết việc làm và ổn định đời sống của nhân dân ở các khu tái định cư dân vạn đò sông Hương và cư dân vùng đầm phá.

Thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo, bởi chính sách này có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện tốt các chính sách công bằng xã hội, góp phần cải thiện điều kiện sống cho những gia đình nghèo. Tạo ra những ngành nghề mới nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, tranh thủ lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn, đồng thời áp dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất giảm sự nặng nhọc trong lao động thủ công, lao động nặng nhọc của phụ nữ và trẻ em. Khi đó gia đình có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian chăm sóc con cái, có điều kiện tham gia các sinh hoạt văn hóa tinh thần, học tập nâng cao trình độ văn hóa, khoa học đời sống, nâng cao năng lực đảm nhiệm công việc gia đình và xã hội. Chỉ khi kết hợp tốt chính sách phát triển kinh tế với

nâng cao trình độ dân trí là điều kiện tốt để Thừa Thiên Huế xây dựng gia đình thành công.

2.3.4. Xây dựng gia đình tiến bộgắn liền với việc tăng cường giáo dục ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ở

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của “Ngũ luân” trong triết học Nho giáo đến xây dựng gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w