Tình hình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn Fortuna

Một phần của tài liệu 267 tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn fortuna (Trang 32 - 35)

Fortuna

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ĐT&BDNL tại các nhà hàng, khách sạn Fortuna đã có những chính sách cụ thể về ĐT&BDNL hằm xây dựng đội ngũ lao động lành nghề. Trong năm 2010, khách sạn đã tổ chức khá nhiều khóa đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên của các nhà hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng, hướng tới thực hiện mục tiêu của khách sạn. Kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại nhà hàng của khách sạn Fortuna được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3. 10: Báo cáo kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn Fortuna

STT Nội dung

đào tạo Đối tượng

Số lượng (người)

Thời

gian Đánh giá kết quả sau đào tạo 1

Chuyên môn nghiệp vụ

Tiffin 16

2 tuần Nắm được các kiến thức nghiệp vụ phục vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp

May Mắn 8 Emperor 6 2 Tin học Tiffin 9 1 tháng Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính như soạn thảo văn bản, các phần mềm ứng dụng trong quản lý nhân sự cho nhà hàng May Mắn 3 Emperor 2 3 Ngoại ngữ Tiếng Anh 13 3 tuần

Nâng cao khả năng giao tiếp, tự tin trong giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ thành thạo Tiếng Hoa 20 Tiếng Nhật 10 4 Lý luận chính trị Tiffin 1 2 tuần

Nắm được tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước về phát triển khách sạn và hiểu được các chủ trương, chính sách của Nhà nước. May Mắn 1 Emperor 1 5 Văn hóa, xã hội Nhân viên đón tiếp 3 nhà hàng 10 1 tháng

Nâng cao hiểu biết văn hóa, xã hội của một số nước trên thế giới, các nước là khách hàng mục tiêu của khách sạn.

3.4.2.1. Nội dung đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn Fortuna

CTĐT&BDNL tại các nhà hàng của khách sạn tập trung vào các nội dụng sau: - ĐT&BD chuyên môn, nghiệp vụ: Trong năm 2010, khách sạn Fortuna Hà Nội đã tiến hành 3 khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên của 3 nhà hàng. Đó là

các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ tác nghiệp theo phong cách Á, Âu cho nhân viên nhà hàng Tiffin, nghiệp vụ phục vụ ăn uống theo kiểu Trung Hoa cho nhân viên nhà hàng May Mắn và chuyên môn nghiệp vụ phục vụ ăn uống theo phong cách Nhật Bản. Với nội dung này, nhân viên được học tập, tìm hiểu văn hóa ăn uống, khẩu vị cũng như cách thức ăn uống của khách và các quy trình tác nghiệp của mỗi nhà hàng theo phong cách của khách sạn như quy trình "set up" bàn tiệc, trang trí bàn ăn, cách phục vụ khách khi ăn, dọn bàn ăn,...

- ĐT&BD ngoại ngữ, tin học: Khách sạn đã tổ chức được 3 khóa đào tạo ngoại ngữ với 3 ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, 1 khóa đào tạo tin học và kỹ năng mềm cho nhân viên ở các nhà hàng. Cụ thể: 1 khóa tiếng Anh, 1 khóa tiếng Trung dành cho đối tượng là các nhân viên của 3 nhà hàng và một khóa đào tạo tiếng Nhật dành riêng cho nhân viên nhà hàng Nhật. Một khóa đào tạo tin học cho các nhân viên của 3 nhà hàng.

- ĐT&BD lý luận chính trị: Năm 2010, khách sạn Fortuna Hà Nội đã tổ chức 1 khóa đào tạo và bồi dưỡng lý luận chính trị cho các nhà quản trị cấp cơ sở là các captian của các nhà hàng cùng với ban lãnh đạo và các bộ phận khác nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nắm vững lý luận, hoàn thiện nhân cách cho các nhà quản trị. Với nội dung này điều quan trọng nhất là sau khóa đào tạo nhân viên phải nắm được tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước về phát triển khách sạn và hiểu được các chủ trương, chính sách của Nhà nước về kinh doanh khách sạn, nhà hàng

- ĐT&BD văn hóa, xã hội: khách sạn Fortuna Hà Nội đã tổ chức 1 khóa đào tạo và bồi dưỡng văn hóa xã hội cho nhân viên đón tiếp của các nhà hàng nhằm nâng cao hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán của các nước trên thế giới, nhất là những nước có mối quan hệ thân thiết và là khách hàng mục tiêu của khách sạn.

- ĐT&BD văn hóa doanh nghiệp, phương pháp công tác: chưa được chú trọng, khách sạn chưa tổ chức khóa đào tạo nào về nội dung này cho nhân viên nhà hàng.

3.4.2.2.. Hình thức và phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn Fortuna

a. Hình thức đào tạo và bồi dưỡng

- Đối với nhân viên: Khách sạn Fortuna Hà Nội sử dụng chủ yếu là hình thức đào tạo trực tiếp và bên trong khách sạn. Hai hình thức này có thể giúp cho nhân viên các nhà hàng tiếp thu kiến thức nhanh hơn và tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Đào tạo ngoài khách sạn: một số nhân viên được tham gia khóa học về kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp. Khách sạn liên kết với trung tâm Quốc tế Việt - Anh cơ sở trên đường Huỳnh Thúc Kháng cho những nhân viên có nhu cầu nâng cao trình độ tiếng Anh. Cơ sở này gần với khách sạn rât tiện cho việc đi làm và đi học của nhân viên.

- Đối với nhà quản trị: Là các tổ truởng nhà hàng, các tổ trưởng khách sạn Fortuna cũng chủ yếu sử dụng hình thức đào tạo bên trong khách sạn.

b. Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng

* Đối với nhân viên: Khách sạn Fortuna Hà Nội đã sử dụng các phương pháp đào tạo như:

- Kèm cặp tại chỗ, huấn luyện, hướng dẫn: Với phương pháp này, khách sạn đã lựa chọn giảng viên là trưởng bộ phận của các nhà hàng. Đó là những nhân viên lâu năm tại các nhà hàng, có tay nghề, trình độ, giàu kinh nghiệm và có nhiều thành tích tốt trong công việc kèm cặp, hướng dẫn đào tạo những nhân viên kinh nghiệm còn non trẻ hay những nhân viên mới vào làm tại các nhà hàng. Những nhân viên được chọn làm giáo viên này thường có trình độ, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực nên khách sạn thường chọn kèm cặp nhân viên về các nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, vì họ có thể dễ dàng tiếp thu thực tế.

- Mở lớp đào tạo tại khách sạn: Một lớp học thì phải có giáo viên và học viên. Giáo viên có thể là người của khách sạn hoặc được mời từ bên ngoài còn học viên thì chính đối tượng cần đào tạo mà khách sạn đã lựa chọn theo các nội dung.

+ Khách sạn lựa chọn ông Roy Lim, giám đốc bộ phận kinh doanh nhà hàng của khách sạn trực tiếp giảng dạy cho những nhân viên của các nhà hàng tham gia nội dung đào tạo văn hóa xã hội, lý luận chính trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mời giáo viên bên ngoài: Khách sạn mời giáo viên từ các trường bên ngoài như trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Hà Nội về giảng dạy kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử trước những tình huống trong khi phục vụ nảy sinh..., Ngoài ra, khách sạn còn tổ chức mời giáo viên từ các trường nổi tiếng, trung tâm ngoại ngữ, tin học có uy tín giảng dạy cho nhân viên như trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội về giảng dạy tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật nâng cao khả năng giao tiếp cho nhân viên. Khách sạn sắp xếp lịch làm việc và lịch những buổi học cho nhân viên. Mỗi buổi học thường chỉ kéo dài khoảng 1 giờ để việc đào tạo và kinh doanh không bị gián đoạn.

* Đối với nhà quản trị: Khách sạn áp dụng phương pháp mở lớp đào tạo tại khách sạn do giám đốc nhà hàng giảng dạy.

3.4.2.3. Chi phí cho đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn Fortuna

Chi phí ĐT&BDNL tại các nhà hàng của khách sạn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.11: Chi phí cho đào tạo và bồi dưỡng nhân viên nhà hàng

2010

+/- %

Tổng lao động nhà hàng Người 49 56 7 14,29

Tổng chi phí USD 6.230.710 8.109.430 1.878.720 30,15 Chi phí đào tạo USD 311.535,5 499.739,7 8.8204,2 28,32

Tỷ trọng % 5 4,9 -0,1 -

Chi phí đào tạo NVNH USD 80.999,23 105.422,6 24.423,37 30,15

Tỷ trọng % 1,3 1,3 - -

Chi phí đào tạo TB USD/người 1653 1.882,5 229,5 13,88 Qua bảng 3.11 cho thấy: Chi phí cho đào tạo nhân viên các nhà hàng của khách sạn tăng 24.423,27 USD tương đương với 30,15% so với năm 2009. Tuy tỷ trọng chi phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực năm 2010 không thay đổi so với năm 2009 là 1,3% nhưng chi phí đào tạo bình quân của năm 2010 vẫn cao hơn so với năm 2009 là 229,5 USD/người tương đương tăng 13,88%. Khách sạn rất quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho nhân viên các nhà hàng, tuy nhiên khoản đầu tư cho đào tạo không lớm lắm chiếm 1.3% trong tổng chi phí. Điều này có thể gây ra nhiều hạn chế cho CTĐT&BDNL tại các nhà hàng của khách sạn.

Một phần của tài liệu 267 tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn fortuna (Trang 32 - 35)