Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 267 tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn fortuna (Trang 40 - 42)

KHÁCH SẠN FORTUNA HÀ NỘ

4.1.2.Hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1. Hạn chế

Tuy công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn đã có được những thành tựu quan trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, khó khăn, hạn chế cần được khắc phục, đó là: Chất lượng sau các khóa đào tạo chưa cao mặc dù số lượng nhân viên tham gia đào tạo là 100%. Cụ thể:

- Nội dung đào tạo tuy có phong phú hơn năm trước vẫn còn hạn chế như nội dung đào tạo văn hóa doanh nghiệp, tác phong làm việc chưa được chú trọng. Đối với các cấp quản trị thì nội dung chưa phong phú, còn hạn hẹp.

- Hình thức và phương pháp đào tạo và bồi dưỡng chưa đa dạng không gây hứng thú cho người tham gia, dẫn đến tình trạng học viên tham gia chưa nhiệt tình, kết quả đào tạo chưa cao.

- Công tác tổ chức thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân lực chưa hợp lý:

+ Xác định nhu cầu đào tạo: Việc xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân viên nhà hàng dựa vào nguồn nhân lực hiện tại của các nhà hàng, vào mục tiêu, phương hướng chính sách của khách sạn là đúng nhưng chưa đủ. Khách sạn đã bỏ qua nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và mong muốn của họ trong việc học hỏi nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nào, làm cho ý thức tham gia đào tạo của nhân viên chưa nghiêm túc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự hợp tác của nhân viên trong quá trình đào tạo. Nhu cầu đào tạo của nhân viên tạo ra sự kích thích, hăng hái, ham học hỏi của chính họ từ đó công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân đạt hiệu quả hơn, chất lượng hơn.

+ Trong kế hoạch đào tạo: Việc ựa chọn đối tượng đào tạo chưa chính xác: Đối với nội dung đào tạo lý luận chính trị khách sạn lựa chọn đối tượng là các captian - các

nhà quản trị cấp cơ sở trực tiếp quản lý các hoạt động tác nghiệp của nhân viên trong quá trình phục vụ khách là chưa thật chính xác và hiệu quả đào tạo chưa cao. Việc đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng này là không thừa nhưng chưa chưa thật sự hiệu quả có thể dẫn tới việc phân bổ kinh phí vào đào tạo đối tượng này là không cần thiết. Mặt khác khách sạn đã bỏ qua đối tượng nhân viên bếp phục vụ trực tiếp cho các nhà hàng, nhân viên thời vụ. Các đối tượng này cũng cần được đào tạo cùng với nhân viên của các nhà hàng. Trong CTĐT&BDNL tại các nhà hàng, đối tượng chủ yếu khách sạn quan tâm là đội ngũ nhân viên tác nghiệp, còn đội ngũ nhà quản trị chưa được quan tâm nhiều trong khi nhà quản trị cũng được coi là đầu tàu, chỉ huy, trèo lái con thuyền là các nhà hàng.

+ Triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế: Mỗi nhà hàng của khách sạn có đặc điểm kinh doanh, phục vụ những đối tượng khách khác nhau. Do đó đặc điểm lao động, yêu cầu công việc và yêu cầu trình độ nhân viên cũng khác nhau. Khách sạn tổ chức chung các khóa đào tạo cho các nhân viên nhà hàng theo từng nội dung mà không tổ chức riêng cho mỗi nhà hàng. Điều đó làm cho chất lượng sau đào tạo vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

+ Công tác đánh giá kết quả đào tạo: Được quan tâm nhưng chưa thực sự sát sao, đánh giá chính xác kết quả, bởi hình thức đánh giá chưa thực sự khách quan. Sử dụng phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp cũng như ý kiến của khách hàng thì chưa thực sự khách quan, chính xác. Khách sạn cũng chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá cụ thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học.

- Ý thức của nhân viên trong quá trình đào tạo của nhân viên chưa được tốt. - Hiện tượng nhân viên tự chi trả để tham gia các khóa đào tạo bên ngoài học hỏi thêm kiến thức.

4.1.2.2. Nguyên nhân

Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên các nhà hàng của khách sạn Fortuna vẫn còn những tồn tại trên đây xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Tuy khách sạn có bộ phận chuyên giám sát quá trình làm việc của nhân viên nhưng bộ phận này làm việc vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vẫn còn tình trạng nhân viên chưa năng động, chậm chạp trong quá trình làm việc. Do đó, việc xác định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp cũng như công tác tổ chức còn nhiều hạn chế.

- Ngân sách cho công tác đào tạo còn hạn chế nên việc phân bổ chi phí cho từng nội dung còn khó khăn: Mặc dù ngân sách cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho nhà hàng tăng nhưng vẫn còn hạn hẹp, tỷ trọng chi phí đào tạo nhân viên nhà hàng chỉ chiếm 1,3% trong tổng chi phí và tỷ trọng này năm 2010 không tăng lên so với năm

2009. Công tác đào tạo và bồi dưỡng được khách sạn quan tâm nhưng chi phí vẫn còn khó khăn làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

- Trang thiết bị tiện nghi phục vụ cho công tác đào tạo còn hạn chế làm ảnh hưởng trong quá trình học viên học tập, làm cho công tác triển khai thực hiện còn gặp khó khăn, làm chậm quá trình học tập của nhân viên, kéo dài khóa học có thể dẫn tới tăng chi phí.

- Hiện tượng nhân viên tự chi trả để tham gia các khóa đào tạo bên ngoài một phần do chi phí cho đào tạo eo hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu tự học của nhân viên, một phần do khi xác định nhu cầu đào tạo khách sạn đã không chú ý tới nhu cầu, nguyện vọng đào tạo của nhân viên.

- Nguồn nhân lực trẻ trong các nhà hàng của khách sạn chiếm tỷ lệ không nhỏ, còn ít kinh nghiệm trong quá trình làm việc cũng như trong học tập nên sự tiếp thu trong quá trình đào tạo còn chậm trong khi thời gian có hạn và nội dung đào tạo thì tương đối nhiều. Dẫn đến kết quả đào tạo chưa cao.

- Nhân viên trong các nhà hàng chưa có tinh thần đoàn kết, ý kiến thu được của nhân viên cũng chỉ mang tính cá nhân nên kết quả phiếu điều tra nhân viên chưa được khách quan. Còn khách hàng chỉ đánh giá được một phần qua nghiệp vụ phục vụ của nhân viên chưa thể đánh giá tổng quát quá trình học tập của nhân viên.

- Ý thức tham gia của nhân viên chưa tốt là do: Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên của khách sạn chưa được chú trọng quan tâm, chưa thực sự tạo được mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên và khách sạn, nên nhân viên không có thái độ làm việc nhiệt tình, tận tụy, trung thành đối với nhà hàng, đối với sự phát triển của khách sạn. Do đó, nhân viên thường có tư tưởng làm trong khách sạn chỉ để lấy thâm niên công tác nên họ không hăng say trong công tác đào tạo. Mặt khác, do nhận thức của nhân viên chưa sâu sắc về vai trò, vị trí của việc đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với những thành tựu đã đạt được thì CTĐT&BDNL tại các nhà hàng ngày càng có vai trò quan trọng và được khách sạn chú trọng quan tâm nhiều hơn, những khó khăn đó sẽ dần được khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của các nhà hàng, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của khách sạn.

Một phần của tài liệu 267 tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn fortuna (Trang 40 - 42)