Các kiến nghị

Một phần của tài liệu 267 tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn fortuna (Trang 53 - 55)

KHÁCH SẠN FORTUNA HÀ NỘ

4.3.2.Các kiến nghị

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, ngành du lịch ngày càng phát triển được Nhà nước giữ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia trong những năm tới. Để ngành du lịch phát triển tương xứng với nhiệm vụ đó, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, khách sạn, xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Ðến nay cả nước có khoảng 45 trường đại học có khoa du lịch, ngành đào tạo du lịch hoặc liên quan đến du lịch cùng khoảng 49 trường trung cấp du lịch và nhiều trung tâm đào tạo nghề du lịch. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo du lịch chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Huế. Nhiều địa phương có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch nhưng chưa có trường đào tạo du lịch. Do vậy, lực lượng lao động ở đó chủ yếu là chưa được đào tạo, chất lượng thấp. Cũng có một số địa phương có cơ sở đào tạo du lịch nhưng đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, chất lượng đào tạo thấp. Do đó, Nhà nước cần đầu tư ngân sách nhiều hơn cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực và có hệ thống.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch cũng như công tác đào tọa và bồi dưỡng nhân lực cho ngành du lịch. Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới để học hỏi tri thức khoa học mới phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực như học hỏi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm về đào tạo nhân lực của các nước kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, du lịch.

Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc miễn giảm thuế để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Hệ thống hóa các chính sách pháp luật về du lịch, khách sạn, nhà hàng rõ ràng thuận lợi cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của các doanh nghiệp.

4.3.2.3. Các kiến nghị với Tổng cục du lịch

Ðể phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới, ngành du lịch nên phối hợp các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện một số giải pháp. Trước mắt cần hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, xã hội hóa đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch, v.v. Ngành cũng cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ làm cơ sở cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế; nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý, kiện toàn và tăng cường năng lực cho hệ thống quản

lý phát triển nguồn nhân lực từ trung ương đến địa phương, trong đó chú ý cả năng lực của đội ngũ quản lý và phương tiện, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý.

Tổng cụ Du lịch cần phối hợp với các Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho ngành du lịch có sự thống nhất về nội dung và phương pháp, cần phát triển chương trình đào tạo chất lượng theo yêu cầu thực tế của ngành du lịch, cần chú ý tới đào tạo ngoại ngữ...

Tất cả các ban ngành cùng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của ngành du lịch Việt Nam, để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp GDP lớn nhất trong tổng thu nhập quốc nội. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu 267 tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại các nhà hàng của khách sạn fortuna (Trang 53 - 55)