Vài nét về thị trường bán lẻ ở Việt Nam và ở Thành Phố Huế

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm giải trí của khách hàng tại siêu thị thuận thành II (Trang 39)

1.4.1. Thị trường bán lẻ ở Việt Nam

Nói về phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2011, nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng, năm 2011 ngành kinh doanh bán lẻ gặp nhiều thách thức lớn như chuyển dịch ngành phân phối - bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

Năm 2011, thị trường bán lẻ khu vực nông thôn Việt Nam khởi sắc do thị trường nông thôn rộng lớn, nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn ngày càng tăng cao. Đặc biệt là do tác động của cuộc vận động “Ưu tiên dùng hàng Việt” đã ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin tiêu dùng của người nông thôn.

Mặc dù kinh tế suy giảm, nhưng dung lượng thị trường vẫn đạt quy mô khá, kết thúc năm 2011 có thể đạt mức 85-86 tỉ USD, đóng góp 15-16% GDP, bằng 80-85% tổng sản phẩm quốc nội. Do quy mô nền kinh tế tăng, quy mô thị trường được mở rộng từ những năm trước, do nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng từng năm và 70% nhu cầu tiêu dùng của người dân dành cho mua sắm.

Tổng mức hàng hóa bản lẻ, dịch vụ từ tháng 8 đã tăng chậm lại. Tháng 1 tăng 8,9%, 6 tháng chỉ tăng 5,7%, 11 tháng tăng 4,1% so với 11 tháng năm 2010 (14,7%). Nếu nhìn một cách tổng thể thì thấy: giá cả tăng cao, lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng leo thang đã kéo tổng mức bán lẻ, tổng sản phẩm quốc nội chậm lại.

Ngay từ đầu năm 2011, Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo nghị quyết 11 của Chính phủ. Xét về tổng quan thì thị trường cũng bị chi phối và chịu tác động của các giải pháp: đó là chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa chặt chẽ, giảm đầu tư công, chi tiêu công, tiết kiệm chi 10%.

Qua diễn biến của tổng mức bán lẻ, do các biện pháp hỗ trợ một số doanh nghiệp bán hàng bình ổn giá ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khu vực tư nhân tăng khá và chiếm thị phần 50,3%. Khu vực này tập trung 70% người tiêu dùng, đại đa số dân cư

nông thôn, dân nghèo thành thị, sức mua giảm sút hơn nhiều so với những năm trước. Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn giữ được ổn định, không có những cú sốc xảy ra như năm 2009, 2010. Mặc dù mặt hàng lương thực, thực phẩm diễn biến phức tạp, thất thường theo xu hướng tăng nhưng giá lương thực, thực phẩm vẫn không có đột biến, nguồn cung bảo đảm kể cả những vùng bị thiên tai nghiêm trọng. Mặt hàng công nghiệp giá giảm, ổn định, thể hiện rõ yếu tố cạnh tranh trong điều kiện thực hiện lộ trình giảm thuế và tự do hóa thương mại theo cam kết WTO.

Riêng những mặt hàng còn bảo hộ, độc quyền như: điện, xăng dầu, than và những mặt hàng chưa mở cửa thị trường theo cam kết WTO, thì diễn biến cung cầu và cách quản lý điều hành giá cả còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho người tiêu dùng.Thị trường bán lẻ Việt Nam đã có khoảng 600 siêu thị, trung tâm thương mại và khoảng 9000 chợ truyền thống phục vụ cho khoảng 70% người tiêu dùng trên toàn quốc.Từ 1/1/2009 đến nay, thị trường bán lẻ Việt Nam có thêm các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào đầu tư, mở cửa thị trường bán lẻ vào thời điểm kinh tế thế giới suy thoái. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam không nhiều, đến nay theo Bộ Công Thương mới có 6-7 doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam ra, việc kết hợp bán lẻ truyền thống và hiện đại tại cùng một điểm bằng cách cải tạo các chợ truyền thống tại các khu đô thị lớn như chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da, chợ Hôm, chợ Mơ tại Hà Nội cũng sẽ phát triển mạnh trong năm 2011.

Năm 2011 ghi nhận sự hình thành và cạnh tranh mạnh mẽ của các nhãn hiệu bán lẻ như CoopMart, BigC, HaproMart, Fivimart. Đặc biệt, kênh bán lẻ qua mạng trực tuyến sẽ khởi sắc trong năm 2011.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian gần đây và luôn đứng ở thứ hạng cao về mức độ hấp dẫn trong đầu tư. 10 tháng đầu năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.282.020 tỷ đồng (tăng 25,1% so cùng kỳ 2009). Đến hết năm 2011 cả nước vẫn còn 8.591 chợ truyền thống, trong đó 97% các chợ đã thực hiện đúng chức năng phân luồng và hoạt động có hiệu quả. Đối với hệ thống phân phối hiện đại cả nước hiện có khoảng 615 siêu thị, 102 trung tâm thương mại ở 35 tỉnh và hơn 2.000 cửa hàng

tiện lợi. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa được lưu thông qua hệ thống thương mại hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 15%-20%, khoảng 80% qua hệ thống chợ truyền thống và các điểm bán lẻ. Mức lưu chuyển hàng hóa cả năm đạt: 96 tỷ USD (tương đương 1.994 nghìn tỷ đồng) tăng trưởng 29,3%. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng trưởng khoảng 7-8%. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều bất ổn của thị trường, tốc độ tăng trưởng hàng hóa bán lẻ của thị trường nội địa trong năm qua là tương đối cao, đây là một thành công về phát triển thị trường trong nước. Gian lận, sản xuất hàng giả, hàng nhái năm 2011 tăng hơn những năm trước đây. Theo Hiệp hội phòng chống hàng giả thì năm 2011 các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 500.000 vụ dân xuất, lưu thông hàng giả, có nhiều sản phẩm hàng giả chiếm đến 60-70%, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, lạm dụng hình thức quảng bá, quảng cáo để tìm kiếm lợi nhuận cao.

Hệ thống bán lẻ năm 2011 có tiến bộ, nhưng cũng bộc lộ nhiều yếu kém, hệ thống này đang có nhiều tầng nấc, làm tăng chi phí lưu thông, là kẽ hở để hàng giả, hàng kém chất lượng đưa vào hệ thống kể cả các siêu thị, các chợ ở các đô thị lớn.

Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) khẳng định: năm 2012, thị trường bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, được người tiêu dùng ưa thích nhiều hơn và là kênh tiêu dùng ngày càng quan trọng. Trong năm 2012, sẽ có một số thay đổi đáng kể. Cụ thể, siêu thị lớn phát triển tới mức cao nhất trong năm 2012- 2013 và chậm dần tại các đô thị lớn. Các hình thức siêu thị nhỏ hơn ngày càng phổ biến và kết hợp. Hệ thống siêu thị tổng hợp và chuyên lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, các trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa chuyên các sản phẩm trung - cao cấp với những phát triển mới sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng. Kênh bán lẻ truyền thống cũng tiếp tục được thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh với các quy hoạch mạng lưới chợ; quy hoạch bán buôn,bán lẻ. Tuy nhiên, hình thức mua sắm tại chợ hoặc các cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn đến năm 2015 do vẫn có một vị thế và sức hút rất riêng so với những mô hình bán lẻ khác.

Để có thể đón bắt các xu hướng trên, các nhà bán lẻ cần đáp ứng nhanh đòi hỏi của thị trường bán lẻ năng động và nhiều biến đổi bởi các hình thức bán lẻ hôm nay sẽ còn

không phù hợp trong tương lai. Các nhà bán lẻ cũng cần nhận thức rõ tác động mạnh của công nghệ thông tin, thương mại điện và quan hệ gắn kết giữa bán lẻ - truyền thông đại chúng - viễn thông. Những vấn đề muôn thủa như nghiên cứu và chăm sóc khách hàng, và những vấn đề mới nhưng hết sức hiệu quả như chính sách hải quan, khu vực miễn thuế, kho ngoại quan. Đặc biệt, các nhà bán lẻ cần khắc phục các căn bệnh cố hữu của thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phân phối nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới một số chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh ngành dịch vụ phân phối, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo đúng cam kết gia nhập WTO.

Như vậy, Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các chuỗi bán lẻ trong nước bắt đầu chịu áp lực của những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã và đang chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt Nam như Tesco, Walmart, Carrefour, Lotte, v.v. Hơn bao giờ hết, để có thể cạnh tranh với các chuỗi bán lẻ nước ngoài đang và sẽ hoạt động tại thị trường trong nước thì tạo ra các trải nghiệm của khách hàng, hướng khách hàng trung thành với doanh nghiệp của mình là vô cùng cần thiết.

1.4.2. Đặc điểm thị trường bán lẻ tại Thành phố Huế

Báo cáo của Sở Công Thương Thừa Thiên- Huế cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng năm 2011 đạt 12.882,21 tỷ đồng, tăng 16,68% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều trung tâm thương mại lớn, siêu thị, chợ đang tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển như đại siêu thị Big C, siêu thị Thuận Thành, siêu thị Trường Tiền Plaza.

HTX TM&DV Thuận Thành Huế có 2.023 xã viên, có ba siêu thị, một trung tâm giết mổ gia cầm sạch, hai tổng kho, bốn siêu thị nhỏ tại bốn trường đại học, cao đẳng của tỉnh, một Công ty TNHH, góp vốn với Công ty Cổ phần An Phú thành lập Công ty Cổ phần thương mại Dịch vụ Thuận An. HTX tổ chức hơn 1.500 đại lý lớn, nhỏ trên khắp địa bàn tỉnh, vùng sâu, vùng xa và có chi nhánh tại thành phố Ðông Hà (Quảng Trị), có điểm bán lẻ và cung cấp hàng hóa tại các chợ trung tâm Thành Phố Huế như: Ðông Ba, An Cựu, giá bán hàng hóa luôn thấp hơn so với thị trường từ 0,5% đến 1%, tích cực tham gia bình ổn giá cả, thị trường nhất là trong mùa mưa, bão, bảo đảm cung ứng những mặt hàng

tiêu dùng thiết yếu, chú trọng huy động, sử dụng vốn hiệu quả, mở rộng thị phần, tạo điều kiện cho các đại lý nhận hàng trả chậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Ða dạng hóa các mặt hàng, cải tiến phương thức kinh doanh, phục vụ hàng hóa tận nơi, kịp thời, bảo đảm chất lượng, mua tận gốc bán tận ngọn, tăng nhanh vòng quay vốn.

Big C, một tên tuổi bán lẻ lớn thuộc tập đoàn Casino (Pháp) cũng nhanh chân không kém trong việc mở rộng hệ thống kinh doanh của mình bằng việc mở Big C thứ 9 đặt tại Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Như vậy, sau 12 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Big C đã hiện diện ở các thị trường TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai và Huế. Điểm chung của các nhà phân phối này là tập trung kinh doanh phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Cụ thể với vốn đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, Big C Huế - siêu thị lớn nhất ở miền Trung cho đến nay - kinh doanh hơn 40.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm, trong đó 95% là hàng Việt Nam.

Trung tâm thương mại Trường Tiền Plaza (Huế) có kinh phí đầu tư trên 70 tỉ đồng, tọa lạc tại một “khu đất vàng” ở TP Huế. Trường Tiền Plaza bao gồm ba tầng nổi và một tầng trệt, tổng diện tích đất xây dựng 6.535m2, tổng diện tích sàn 12.800m2. Trung tâm có các phân khu chức năng kinh doanh như siêu thị (siêu thị điện tử, sách, thời trang...), khu thương mại cao cấp; hội trường hội nghị 500-700 chỗ ngồi; khu ẩm thực, vui chơi - giải trí. Tại siêu thị kinh doanh trên 20.000 mặt hàng, trong đó hơn 85% là hàng Việt Nam chất lượng tốt thuộc các ngành hàng thực phẩm, thời trang dệt may, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống, chế biến, đông lạnh, rau củ quả. Đặc biệt, Co.op Mart Huế còn khai thác các loại đặc sản của xứ Huế đưa vào kinh doanh như: các loại thực phẩm tươi sống, rượu Hoàng Đế Minh Mạng, mè xửng Thiên Hương, thịt nguội, các loại mắm, nước mắm với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng. Được xây dựng trên khu vực trước đây là chợ đêm đầu mối ngay sát bờ bắc sông Hương bên cạnh cầu Trường Tiền, cùng với chợ Đông Ba, Trường Tiền Plaza hợp thành một khu vực thương mại, dịch vụ văn hóa, giải trí lớn nhất Thừa Thiên - Huế hiện nay.

Theo Hoàng Trọng Bửu (04/04/2011), trước đây vào mỗi dịp lễ tết, nếu đến các siêu thị Co.op Mart (thuộc Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh) hay Thuận Thành (thuộc HTX TM&DV Thuận Thành) số lượng khách hàng rất đông. Thời

kỳ đó, các doanh nghiệp này làm ăn rất hiệu quả, bằng chứng nhất là Thuận Thành mở rộng địa bàn kinh doanh (Thuận Thành 1, Thuận Thành 2, Thuận Thành 3, Thuận An, hệ thống cửa hàng có mặt khắp nơi ) nhằm đáp ứng sức mua của người dân. Nhưng không lâu sau đó, khi Big C (thuộc tập đoàn Casino) ra đời, thế là bao nhiêu khách hàng truyền thống lâu nay của các siêu thị Co.op Mart và Thuận Thành gây dựng bỗng trở thành khách quen thuộc của Big C. Điều dễ dàng nhận thấy, dù đến Big C bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng đông nghịt người mua, còn Co.op Mart, Thuận Thành thì quá vắng lặng.

Phải chăng hàng hóa của Big C tốt hơn hoặc giá cả rẻ hơn nhiều lần so với Co.op Mart, Thuận Thành nên thu hút được khách hàng? Qua tìm hiểu thực tế là không phải vậy, lắm lúc hàng hóa ở Co.op Mart, Thuận Thành có một số mặt hàng còn tốt và rẻ hơn rất nhiều. Mặt khác, phương thức thanh toán ở Co.op Mart, Thuận Thành còn tiện lợi rất nhiều, có tích điểm thưởng vào thẻ khách hàng thân thiết để nhận quà (còn Big C sau khi thanh toán xong vẫn phải qua bộ phận kiểm duyệt bên ngoài).

Chị Tâm - một nhân viên PR (quan hệ công chúng) của Big C cho biết: “Sự thành công của Big C chính là cung cách làm ăn rất chuyên nghiệp. Để bán hàng ra được thị trường, người ta đã dày công tìm hiểu thị hiếu và túi tiền người tiêu dùng một cách cụ thể, tăng cường các trải nghiệm cho khách hàng, kể cả áp dụng các chuyến xe 2 chiều miễn phí cho khách hàng ở xa đến Big C mua hàng; luôn tạo sức hút hàng hóa giá rẻ, khuyến mại thông qua công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá sản phẩm bằng hình ảnh, bằng việc trưng bày sản phảm khoa học, bắt mắt, ấn tượng; đồng thời, thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa để thu hút người đến xem để rồi quảng bá hình ảnh của đơn vị mình”

Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay ngoài việc được nhà nước tạo mọi điều kiện tối đa cho công tác phát triển kinh doanh sản xuất thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự trang bị cho mình một hành trang kinh nghiệm, một phương thức kinh doanh thật sự hiệu quả để đương đầu với sự cạnh tranh luôn xảy ra khốc liệt trên thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp nước ngoài vừa rất mạnh về đồng vốn vừa dày dạn kinh nghiệm thực tiễn, tính chuyên nghiệp cao trong điều hành sản xuất và kinh doanh. Để tồn tại và phát triển thì không

còn cách nào khác là các siêu thị ở Huế như Co.op Mart, Thuận Thành... phải nghiên cứu lại phương thức kinh doanh để từ đó, đưa ra được điểm mạnh cần phát huy, chỉ ra điểm yếu cần khắc phục nhằm tạo dựng lại thế cân bằng trong kinh doanh buôn bán của mình; trong đó, cần chú trọng đến công tác tổ chức lại phương thức bán hàng, hệ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm giải trí của khách hàng tại siêu thị thuận thành II (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w