Đặc điểm thị trường bán lẻ tại Thành phố Huế

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm giải trí của khách hàng tại siêu thị thuận thành II (Trang 42 - 45)

Báo cáo của Sở Công Thương Thừa Thiên- Huế cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng năm 2011 đạt 12.882,21 tỷ đồng, tăng 16,68% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều trung tâm thương mại lớn, siêu thị, chợ đang tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển như đại siêu thị Big C, siêu thị Thuận Thành, siêu thị Trường Tiền Plaza.

HTX TM&DV Thuận Thành Huế có 2.023 xã viên, có ba siêu thị, một trung tâm giết mổ gia cầm sạch, hai tổng kho, bốn siêu thị nhỏ tại bốn trường đại học, cao đẳng của tỉnh, một Công ty TNHH, góp vốn với Công ty Cổ phần An Phú thành lập Công ty Cổ phần thương mại Dịch vụ Thuận An. HTX tổ chức hơn 1.500 đại lý lớn, nhỏ trên khắp địa bàn tỉnh, vùng sâu, vùng xa và có chi nhánh tại thành phố Ðông Hà (Quảng Trị), có điểm bán lẻ và cung cấp hàng hóa tại các chợ trung tâm Thành Phố Huế như: Ðông Ba, An Cựu, giá bán hàng hóa luôn thấp hơn so với thị trường từ 0,5% đến 1%, tích cực tham gia bình ổn giá cả, thị trường nhất là trong mùa mưa, bão, bảo đảm cung ứng những mặt hàng

tiêu dùng thiết yếu, chú trọng huy động, sử dụng vốn hiệu quả, mở rộng thị phần, tạo điều kiện cho các đại lý nhận hàng trả chậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Ða dạng hóa các mặt hàng, cải tiến phương thức kinh doanh, phục vụ hàng hóa tận nơi, kịp thời, bảo đảm chất lượng, mua tận gốc bán tận ngọn, tăng nhanh vòng quay vốn.

Big C, một tên tuổi bán lẻ lớn thuộc tập đoàn Casino (Pháp) cũng nhanh chân không kém trong việc mở rộng hệ thống kinh doanh của mình bằng việc mở Big C thứ 9 đặt tại Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Như vậy, sau 12 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Big C đã hiện diện ở các thị trường TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai và Huế. Điểm chung của các nhà phân phối này là tập trung kinh doanh phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Cụ thể với vốn đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, Big C Huế - siêu thị lớn nhất ở miền Trung cho đến nay - kinh doanh hơn 40.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm, trong đó 95% là hàng Việt Nam.

Trung tâm thương mại Trường Tiền Plaza (Huế) có kinh phí đầu tư trên 70 tỉ đồng, tọa lạc tại một “khu đất vàng” ở TP Huế. Trường Tiền Plaza bao gồm ba tầng nổi và một tầng trệt, tổng diện tích đất xây dựng 6.535m2, tổng diện tích sàn 12.800m2. Trung tâm có các phân khu chức năng kinh doanh như siêu thị (siêu thị điện tử, sách, thời trang...), khu thương mại cao cấp; hội trường hội nghị 500-700 chỗ ngồi; khu ẩm thực, vui chơi - giải trí. Tại siêu thị kinh doanh trên 20.000 mặt hàng, trong đó hơn 85% là hàng Việt Nam chất lượng tốt thuộc các ngành hàng thực phẩm, thời trang dệt may, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống, chế biến, đông lạnh, rau củ quả. Đặc biệt, Co.op Mart Huế còn khai thác các loại đặc sản của xứ Huế đưa vào kinh doanh như: các loại thực phẩm tươi sống, rượu Hoàng Đế Minh Mạng, mè xửng Thiên Hương, thịt nguội, các loại mắm, nước mắm với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng. Được xây dựng trên khu vực trước đây là chợ đêm đầu mối ngay sát bờ bắc sông Hương bên cạnh cầu Trường Tiền, cùng với chợ Đông Ba, Trường Tiền Plaza hợp thành một khu vực thương mại, dịch vụ văn hóa, giải trí lớn nhất Thừa Thiên - Huế hiện nay.

Theo Hoàng Trọng Bửu (04/04/2011), trước đây vào mỗi dịp lễ tết, nếu đến các siêu thị Co.op Mart (thuộc Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh) hay Thuận Thành (thuộc HTX TM&DV Thuận Thành) số lượng khách hàng rất đông. Thời

kỳ đó, các doanh nghiệp này làm ăn rất hiệu quả, bằng chứng nhất là Thuận Thành mở rộng địa bàn kinh doanh (Thuận Thành 1, Thuận Thành 2, Thuận Thành 3, Thuận An, hệ thống cửa hàng có mặt khắp nơi ) nhằm đáp ứng sức mua của người dân. Nhưng không lâu sau đó, khi Big C (thuộc tập đoàn Casino) ra đời, thế là bao nhiêu khách hàng truyền thống lâu nay của các siêu thị Co.op Mart và Thuận Thành gây dựng bỗng trở thành khách quen thuộc của Big C. Điều dễ dàng nhận thấy, dù đến Big C bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng đông nghịt người mua, còn Co.op Mart, Thuận Thành thì quá vắng lặng.

Phải chăng hàng hóa của Big C tốt hơn hoặc giá cả rẻ hơn nhiều lần so với Co.op Mart, Thuận Thành nên thu hút được khách hàng? Qua tìm hiểu thực tế là không phải vậy, lắm lúc hàng hóa ở Co.op Mart, Thuận Thành có một số mặt hàng còn tốt và rẻ hơn rất nhiều. Mặt khác, phương thức thanh toán ở Co.op Mart, Thuận Thành còn tiện lợi rất nhiều, có tích điểm thưởng vào thẻ khách hàng thân thiết để nhận quà (còn Big C sau khi thanh toán xong vẫn phải qua bộ phận kiểm duyệt bên ngoài).

Chị Tâm - một nhân viên PR (quan hệ công chúng) của Big C cho biết: “Sự thành công của Big C chính là cung cách làm ăn rất chuyên nghiệp. Để bán hàng ra được thị trường, người ta đã dày công tìm hiểu thị hiếu và túi tiền người tiêu dùng một cách cụ thể, tăng cường các trải nghiệm cho khách hàng, kể cả áp dụng các chuyến xe 2 chiều miễn phí cho khách hàng ở xa đến Big C mua hàng; luôn tạo sức hút hàng hóa giá rẻ, khuyến mại thông qua công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá sản phẩm bằng hình ảnh, bằng việc trưng bày sản phảm khoa học, bắt mắt, ấn tượng; đồng thời, thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa để thu hút người đến xem để rồi quảng bá hình ảnh của đơn vị mình”

Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay ngoài việc được nhà nước tạo mọi điều kiện tối đa cho công tác phát triển kinh doanh sản xuất thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự trang bị cho mình một hành trang kinh nghiệm, một phương thức kinh doanh thật sự hiệu quả để đương đầu với sự cạnh tranh luôn xảy ra khốc liệt trên thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp nước ngoài vừa rất mạnh về đồng vốn vừa dày dạn kinh nghiệm thực tiễn, tính chuyên nghiệp cao trong điều hành sản xuất và kinh doanh. Để tồn tại và phát triển thì không

còn cách nào khác là các siêu thị ở Huế như Co.op Mart, Thuận Thành... phải nghiên cứu lại phương thức kinh doanh để từ đó, đưa ra được điểm mạnh cần phát huy, chỉ ra điểm yếu cần khắc phục nhằm tạo dựng lại thế cân bằng trong kinh doanh buôn bán của mình; trong đó, cần chú trọng đến công tác tổ chức lại phương thức bán hàng, hệ thống phân phối sản phẩm cũng như áp dụng các phương pháp quảng bá, giới thiệu thật ấn tượng về đơn vị, về các sản phẩm mới mẻ, riêng biệt để thu hút khách hàng. Nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh hàng hóa nhưng không bỏ qua về chất lượng sản phẩm cũng như tăng các trải nghiệm cho khách hàng. Có như vậy mới mong rằng tạo dựng lại niềm tin với khách hàng, lôi kéo trở lại những khách hàng truyền thống lâu nay của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm giải trí của khách hàng tại siêu thị thuận thành II (Trang 42 - 45)