Hồi quy tương quan các động cơ thúc đẩy lựa chọn sử dụng dịch vụ Mobile BankPlus của khác hàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu sử DỤNG DỊCH vụ THANH TOÁN TRÊN DI ĐỘNG MOBILE BANKPLUS của KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 52 - 56)

- Phòng ngân quỹ: quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền giấy, GTCG, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, kí gửi, giao dịch thu chi tiền mặt VNĐ trên 50 triệu và các

2.3.2.Hồi quy tương quan các động cơ thúc đẩy lựa chọn sử dụng dịch vụ Mobile BankPlus của khác hàng

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

2.3.2.Hồi quy tương quan các động cơ thúc đẩy lựa chọn sử dụng dịch vụ Mobile BankPlus của khác hàng

Mobile BankPlus của khác hàng

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố và kiểm định độ tin cậy thang đo, cho ra được các nhân tố có đủ điều kiện để tiến hành hồi quy. Mô hình hồi quy áp dụng là mô hình hồi quy đa biến, vì kết quả của phân tích nhân tố chỉ cho biết các nhân tố

thuộc yếu tố động cơ thúc đẩy việc lựa chọn sử dụng dịch vụ Mobile BankPlus của khách hàng. Vì thế tôi muốn đo lường xem mức độ tác động của các nhân tố đó đến nhu cầu của khách hàng bằng phân tích hồi quy dựa trên việc đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố được rút trích.

Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “Đánh giá chung về tầm quan trọng của động lực thúc đẩy”(TĐ), các biến độc lập là các nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA: Yếu tố khách quan (Factor 1), yếu tố chủ quan (Factor 2). Mô hình phân tích nhân tố là:

TĐ= β0 + β1Factor1 + β2Factor2

Các giả thiết:

H0: Nhân tố chính không có mối liên hệ với mức ảnh hưởng chung của yếu tố thúc đẩy

H1: Nhân tố chính có mối liên hệ với mức độ ảnh huởng chung của yếu tố thúc đẩy.

Bảng 13: Kết quả kiệm định sự phù hợp của mô hình yếu tố thúc đẩy

Modle

R 0,653a

R Square 0,426

Adjusted R Square 0,416 Std. Error of the Estimate 0,668

Change Statistics R Square Change 0,426 F Change 41,547 df1 2 df2 112 Sig. F Change 0,000 Durbin-Watson 2.125 (Nguồn: Xử lý SPSS, Phụ lục)

Bảng 14: Kết quả hồi quy của các yếu tố thúc đẩy

Biến phụ thuộc Hệ số B Sig. VIF

(Hằng số) 3,757 0,000 1.309

Yếu tố khách quan 0,524 0.000 1.309

Yếu tố chủ quan 0,086 0,024 1.309

(Nguồn: Xử lý SPSS, Phụ lục)

Từ kết quả bảng phân tích hồi quy các nhân tố cản trở ta có thể thấy được mối liên hệ giữa biến phụ thuộc “Đánh giá chung về tầm quan trọng của động lực thúc đẩy” (TĐ) và các biến độc lập.

+ Kiểm định F cho giá trị p – value bé hơn 0,05 chứng tỏ là mô hình phù hợp và cùng với đó là R bình phương hiệu chỉnh có giá trị 0,426, có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 42,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình có giá trị giải thích.

+ Với mức ý nghĩa 5%, nếu Sig,(p – value) ≤ 5% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Khi đó, các βi khác 0 xét về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả cho thấy rằng kết quả kiểm định nhân tố 1, nhân tố 2 cho kết quả p – value (Sig.) nhỏ hơn 0,05. Điều này chứng tỏ là có đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thiết H0. Như vậy, sự biến động của các nhân tố chính 1, 2 có tác động đến tầm quan trọng

của động lực thúc đẩy lựa chọn sử dụng dịch vụ Mobile BankPlus của khách hàng Các giả thuyết H1, H2 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95%.

+ Giá trị kiểm định Durbin – Watson = 2,125  không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình

+ Hệ số phóng đại phương sai (VIF) < 10  đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả giải thích.

Từ những kết quả trên ta có thể thấy được rằng, phương trình mô tả sự biến động của mức độ ảnh hưởng của yếu tố ảnh hưởng như sau:

TĐ= 3,757+ 0,524 Factor1 + 0,086 Factor2

Dựa vào mô hình hồi quy các yếu tố cản trở ta có thể nhận thấy hệ số β1 = 0,524 có nghĩa là khi Nhân tố 1 thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho tầm quan trọng của động lực thúc đẩy khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ Mobile BankPlus tăng lên 0,524 đơn vị . Đối với Nhân tố 2 có hệ số β2 = 0,086, giải thích tương tự đối với Nhân tố 2, nếu Nhân tố 2 tăng thêm 1 đơn vị thì mức độ ảnh hưởng chung của các yếu tố động lực thúc đẩy sẽ tăng 0,482 đơn vị.

Từ kết quả này có thể thấy rằng, khách hàng lựa chọn sử dụng Mobile BankPlus vì tính tiện lợi, sự hỗ trợ của nhà cung cấp (thuộc yếu tố khách quan) hơn là các tính năng ưu trội của nó (thuộc yếu tố chủ quan), khi mà mọi công việc hiện nay điều được hỗ trợ bởi các phương tiện kỹ thuật có tốc độ nhanh và độ chính xác cao thì khách hàng mặc nhiên coi đó là yếu tố đương nhiên phải có đối với gói sản phẩm dịch vụ này, yếu tố thúc đẩy khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ này chính là tiện ích của nó: Khi lựa chọn sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ có thể giao dịch mọi lúc khi có nhu cầu mà không phải tốn thời gian chờ đợi đến lượt ở các máy ATM cũng như có thể liên kết thanh toán cước viễn thông do Viettel cung cấp ngay trên điện thoại của mình. Bên cạnh đó, nhà cung cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đăng ký sử dụng: với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, kích hoạt sử dụng sản phẩm dịch vụ ngay và điều quan trọng là yếu tố miễn phí đăng ký dịch vụ góp phần làm thúc đẩy khách hàng lựa chọn đăng ký sử dụng dịch vụ này hơn. Và cuối cùng, khi giao dịch bằng điện thoại ở mọi lúc mọi nơi, khách hàng sẽ cảm thấy tự tin, và

bên cạnh đó sẽ góp phần nâng cao giá trị bản thân hơn trong mắt của những người đối diện khi là một “người tiêu dùng” hiện đại, nắm bắt được công nghệ. Chính những yếu tố này thúc đẩy khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ Mobile BankPlus lớn nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu NHU cầu sử DỤNG DỊCH vụ THANH TOÁN TRÊN DI ĐỘNG MOBILE BANKPLUS của KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 52 - 56)