Giải pháp thực hiện phát triển bên vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 92 - 97)

4. Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

4.5. Giải pháp thực hiện phát triển bên vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật

(1). Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội

- Kiện toàn tổ chức bộ máy:

+ Tiếp tục xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương, với cơ sở đủ mạnh và trong sạch; phù hợp với Chương trình cải cách hành chính công của Chính phủ.

+ Phân biệt và tách rõ chức năng của các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế phối hợp để phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.

+ Cải cách triệt để các thủ tục hành chính các lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

- Tiếp tục thực hiện phân cấp về quản lý các lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý.

+ Thực hiện phân cấp mạnh hơn về quản lý tài chính nhằm giúp các đơn vị chủ động hơn trong công việc được giao và có điều kiện hướng về địa phương và cơ sở, thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

+ Phân cấp cụ thể chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cải cách hành chính: cải cách thủ tục hành chính trong việc thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận, giấy phép quyền sử dụng đất; thăm dò, khai thác nước; thăm dò, khai thác khoáng sản; đánh giá tác động môi trường; hoạt động khí tượng thủy văn và đo đạc và bản đồ.

(2). Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Công tác cán bộ:

+ Tăng cường đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, đặc biệt chú ý bố trí đủ cán bộ trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, khoáng sản và môi trường.

+ Xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và tương lai của Ngành Tài nguyên và Môi trường.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng để ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực.

- Đào tạo:

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình, giáo trình đào tạo chính qui.

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các trường thuộc Bộ TN&MT quản lý, nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo trung học, cao đẳng tài nguyên và môi trường.

+ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Viện, Trường đại học đào tạo cán bộ tài nguyên và môi trường trình độ đại học và sau đại học.

+ Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Ngành Tài nguyên và Môi trường về chính trị, hành chính, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ... để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và hội nhập kinh tế quốc tế.

(3). Phát triển khoa học công nghệ

- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển khoa học công nghệ 2011-2015 theo Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phải đáp ứng yêu cầu: đánh giá hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, xác lập luận cứ khoa học làm cơ sở xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên, môi trường theo hướng phát triển bền vững và xây dựng chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý có hiệu quả từng loại tài nguyên, gắn bảo vệ môi trường sinh thái với phát triển kinh tế - xã hội.

- Đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, góp phần đẩy nhanh công tác điều tra cơ bản; nâng cao chất lượng điều tra, quan trắc, dự báo về tài nguyên và môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng về tài nguyên và môi trường biển làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá ngành tài nguyên và môi trường để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến 2010 đưa trình độ khoa học và công nghệ của Ngành Tài nguyên và Môi trường đạt mức tiên tiến của khu vực Đông Nam Á.

(4). Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ thông tin 2011-2020 theo Chiến lược phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng mạng thông tin diện rộng tốc độ cao giữa Bộ TN&MT và các địa phương.

- Xây dựng Trạm thu vệ tinh, Hệ thống trạm định vị quốc gia, Hệ thống điểm gốc trắc địa quốc gia, các cơ sở kiểm định chất lượng đo đạc và bản đồ.

- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị ứng dụng tiến bộ khoa học điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ theo định hướng công nghệ số.

- Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá Ngành Tài nguyên và Môi trường để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến 2010 đưa trình độ khoa học và công nghệ của ngành tài nguyên và môi trường đạt mức tiên tiến của khu vực Đông Nam Á.

- Tăng cường năng lực hệ thống thông tin, truyền thông về lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, các tạp chí khoa học chuyên ngành (Địa chính, Địa chất khoáng sản, Khí tượng Thuỷ văn, Môi trường), mạng thông tin điện tử (internet, intranet, website).

- Tăng cường năng lực Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nghỉ dưỡng, điều trị bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, công chức ngành tài nguyên và môi trường.

- Xây dựng, cải tạo trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Ngành Tài nguyên và Môi trường theo hướng hiện đại hóa công sở.

(5). Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, quản lý và cung cấp tài chính

- Mở rộng sự tham gia cộng đồng trong việc lập, thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Thiết lập cơ chế, chính sách để cộng đồng tham gia lập và thực hiện kế hoạch, phát huy các sáng kiến trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Đào tạo và cung cấp nguồn lực cho cộng đồng tham gia lập, thực hiện kế hoạch và các sáng kiến quản lý tài nguyên và môi trường.

- Tăng cường các cơ hội cho phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số tham gia và hưởng lợi từ quản lý tài nguyên và môi trường.

- Đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường: tuyên truyền và phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường; nâng cao nhận thức cộng đồng; xây dựng và thiết lập một chương trình huy động cộng đồng (quan tâm đến sông/theo dõi nước), hỗ trợ vật chất và thủ tục pháp lý.

(6). Mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát triển tài nguyên và môi trường

- Tham gia vào các sáng kiến tài nguyên môi trường và hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực trên nguyên tắc đảm bảo chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi.

- Thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương để tăng cường năng lực quản lý quốc gia tài nguyên và môi trường; tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế dựa trên các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm.

- Tăng cường đối thoại quốc tế:

+ Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc mở rộng và phát triển tài nguyên và môi trường: tăng cường đối thoại về chính sách, chiến lược, pháp luật; tăng cường tham gia vào sáng kiến Mekong.

+ Tăng cường đối thoại về chính sách và xây dựng thể chế thông qua diễn đàn Nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường (ISGE) theo các hoạt động chuyên ngành dựa trên 14 mục tiêu chính của Tuyên bố Hà Nội đến năm 2010, với 4 yêu cầu: chủ quyền quốc gia; gắn kết; hài hoà và đơn giản; quản lý theo kết quả.

+ Xây dựng và quản lý thực hiện các điều ước quốc tế về tài nguyên và môi trường mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.

+ Xây dựng kế hoạch điều phối hiệu quả nguồn lực hợp tác quốc tế.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các sáng kiến phát triển kinh tế khu vực:

+ Đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: WTO, APEC và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương; duy trì và phát triển quan hệ đối tác với các Hiệp hội mà Việt Nam là thành viên (ASEAN, ASEM…) và các đối tác khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w