0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 33 -35 )

vật ở Việt Nam

Bộ chỉ tiêu về phát triển bền vững đã được các nhà khoa học về môi trường ở nước ta quan tâm nghiên cứu trong khoảng 10 năm trở lại đây. Năm 1998, bộ chỉ tiêu đầu tiên được Cục Môi trường ban hành thử nghiệm gồm 80 chỉ tiêu [12,16,17,18,31,33], trong đó chú trọng đến chất lượng môi trường và quản lý chất thải, các chỉ tiêu về sinh thái và tài nguyên sinh vật chưa được phản ánh đầy đủ và chưa đặc trưng, bao gồm:

(1). Môi trường đất.

(2). Môi trường nước trên lục địa. (3). Môi trường nước biển.

(4). Môi trường không khí. (5). Đa dạng sinh học. (6). Sự cố môi trường.

Năm 2001, dự án hỗ trợ xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam triển khai tại Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, bộ chỉ tiêu phát triển bền vững đã được đề xuất gồm 30 chỉ tiêu, trong đó có 11 chỉ tiêu có nội dung liên quan đến môi trường là [20]:

(1). Bụi, khí phát thải. (2). Khí thải SO2, NO2, COx.

(3). Ô nhiễm không khí ở chỗ làm việc. (4). Mưa axit.

(5). Tỷ lệ che phủ của rừng.

(6). Tỷ lệ nước thải chưa được xử lý. (7). Chất thải rắn và rác thải.

(8). Đa dạng các loài.

(9). Nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. (10). Diện tích hệ sinh thái lựa chọn.

(11). Ô nhiễm công nghiệp.

Năm 2003, các nhà khoa học của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã nghiên cứu và đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững gồm 25 chỉ tiêu, trong đó có 10 chỉ tiêu có nội dung về môi trường và tài nguyên [24].

Năm 2009, trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đà Nẵng - số 2 (31), 2009 [23], Tác giả Phùng Khánh Chuyên, Đại học sư phạm Đà Nẵng đã có bài viết “Sử dụng phương pháp kiến tạo chỉ BSI và LSI đánh giá mức độ bền vững của sự phát triển ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng ”. Công trình của tác giả có đề cập 5 lĩnh vực và 5 chỉ tiêu liên quan đến môi trường nhưng không có chỉ tiêu nào đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 33 -35 )

×