0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

cho hệ thống môi trường thống nhất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 30 -33 )

Điều chỉnh, hoàn thiện Bộ chỉ thị, chỉ số PTBV

Thử nghiệm Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV rút gọn

4.2. Nhóm các nước phát triển

Xét theo thực trạng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV đang áp dụng tại các nước này, thì một số kinh nghiệm của nhóm các NPT có thể vận dụng hiệu quả bao gồm:

- Chúng ta có thể nghiên cứu tham khảo một số thông số cụ thể đã áp dụng trong lĩnh vực môi trường của Anh và Mỹ cho định hướng đến năm 2020 gồm:

+ Kiểm soát ô nhiễm không khí gồm các thông số về số ngày không khí bị ô nhiễm trung bình và nặng; số xe có động cơ (Anh) và dân số trong vùng không khí sạch (Mỹ).

+ Giảm nhẹ sự thay đổi khí hậu gồm thông số về phát thải khí nhà kính (Anh - Mỹ); chỉ số đáp ứng khí hậu nhà kính và các chất làm giảm ôzôn (Mỹ).

+ Bảo vệ môi trường nước gồm các thông số về tỷ lệ độ dài của sông có chất lượng tốt (Anh); ô nhiễm nước ngầm, tỷ lệ tiêu thụ/tái tạo nước và chỉ số chất lượng nước (Mỹ).

+ Đa dạng sinh học gồm thông số về sự thay đổi số lượng chim hoang dã (Anh); số loài ngoại lai thâm nhập vào lãnh thổ và các loài bị đe doạ (Mỹ).

+ Bảo vệ đất gồm thông số về tỷ lệ số nhà mới xây dựng trên diện tích đất đã sử dụng (Anh); các chất hoá học ô nhiễm trong đất, cửa sông, biển; sử dụng đất bao gồm cả đô thị; các loại đất và diện tích đất bị nhiễm độc (Mỹ).

+ Quản lý và xử lý chất thải gồm thông số về khối lượng và quản lý chất thải (Anh - Mỹ).

+ Bảo vệ biển gồm thông số về tỷ lệ đánh bắt/sinh trưởng của cá (Mỹ).

+ Bảo vệ và phát triển rừng gồm thông số về tỷ lệ khai thác/sinh trưởng của gỗ (Mỹ).

+ Sử dụng năng lượng gồm các thông số về tiêu thụ năng lượng/người và sử dụng nguyên liệu/trên đầu người (Mỹ).

Chúng ta có thể nghiên cứu tham khảo một số chỉ tiêu cụ thể của Thụy Điển sau đây:

- Hướng tới tính hiệu quả:

(1). Tổng cung năng lượng theo GDP. (2). Chất thải.

- Đóng góp và bình đẳng:

(1). Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001, đạt tiêu chuẩn môi trường sinh thái, diện tích rừng có chứng chỉ.

(2). Sản phẩm và dịch vụ được xác nhận đảm bảo môi trường sinh thái (Purchases of ecolabelled products and services).

- Tính thích nghi:

(1). Cung năng lượng sơ cấp các loại. (2). Nông nghiệp hữu cơ, đồng cỏ.

- Giá trị và tài nguyên cho thế hệ mai sau:

(1). Số lượng hóa chất nguy hiểm tới sức khỏe và nuôi trồng. (2). Diện tích được bảo vệ.

(3). Các loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng. (4). Phát thải CO2.

Nhìn chung, nguyên tắc cơ bản của Thụy Điển là triển khai mục tiêu PTBV ngày càng sát thực với định nghĩa chung về PTBV đã được nêu ra trong Hội nghị Rio De Janeiro 1992 của LHQ trên cơ sở xây dựng các chỉ tiêu để định lượng hoá PTBV theo chuỗi liên hệ nhân - quả “Hiệu quả - Đóng góp và Bình đẳng - Thích nghi - Giá trị và Tài nguyên cho thế hệ mai sau”. Do đó, chúng ta có thể vận dụng phương pháp tư duy này vào các điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam sau năm 2020, trong đó sẽ bảo đảm xây dựng tính hệ thống cân bằng và hài hoà cho tổng thể hệ thống thống nhất về kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta.

4.3. Nhóm các nước đang phát triển lân cận

Tương tự như trên, chúng ta có thể vận dụng kinh nghiệm của nhóm các NĐPT này cho định hướng xây dựng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV áp dụng đến năm 2020:

- Có thể tham khảo các chỉ tiêu của Inđônexia, Philippin và Thái Lan sau đây [21,22,26,27,28]:

(1). Tỷ lệ số hộ có phương tiện xử lý chất thải hợp vệ sinh (%) (Inđônexia và Thái Lan).

(3). Phát thải khí CO2 (Inđônexia và Philippin).

(4). Diện tích rừng so với diện tích tự nhiên (Inđônexia).

(5). Thay đổi toàn cầu đề phòng và giảm nhẹ hậu quả thiên tai (Phillippin). - Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV áp dụng của Trung Quốc [9,10,21,22,26,27] về tài nguyên và môi trường có sự phù hợp tốt với 09 vấn đề ưu tiên của Việt Nam theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời việc vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc đã giúp chúng ta mở rộng vấn đề ưu tiên thứ 10 về khai thác và sử dụng bền vững năng lượng.

Như vậy, kinh nghiệm của 07 nước nghiên cứu điển hình đều có thể vận dụng phù hợp vào các điều kiện và bối cảnh thực tế của nước ta trong thời kỳ từ đây đến năm 2020 và sau năm 2020.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 30 -33 )

×