3.1. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu đã có liên quan đến PTBV ở Việt Nam
- Thu thập tài liệu, số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập tài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về sinh thái, tài nguyên sinh vật, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững, các nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 của các Viện nghiên cứu, các Bộ, ngành và các quy định của nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển bền vững ở nước ta. Đồng thời, tác giả đã thu thập tài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa
học đã công bố về sinh thái, tài nguyên sinh vật, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững của các nước trên thế giới, trong đó lưu ý đến mức độ phát triển kinh tế - xã hội, các nước phát triển như Mỹ, Thụy Điển, các nước phát triển trước nước ta như Malaysia, Thái Lan và các nước tương đồng như Trung Quốc, Philippin…. Việc thu thập số liệu theo các trình tự sau:
+ Đọc tài liệu, ghi vào phích cho từng tài liệu.
+ Tổng hợp và đánh giá thông tin cho từng tài liệu. + Viết tổng quan trên cơ sở phiếu đó.
TT Tên công trình Tên tác giả, năm Dạng tài liệu Tóm tắt
nội dung Đánh giá
Ngôn ngữ, dạng
văn bản
Chuyên đề về ………
- Số liệu được xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê, các thông tin tư liệu sau khi được thu thập, thống kê và xử lý sơ bộ bằng việc phân loại, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá và tổng hợp thành các nguồn dữ liệu. Kế thừa có chọn lọc các số liệu nghiên cứu khoa học đã được công bố phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài và có độ tin cậy, các nội dung văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan sẽ được tác giả kế thừa, sử dụng trong việc xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật.
- Để có thể sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có khả năng tư duy, kinh nghiệm phân tích các vấn đề mới, các tồn tại trong nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, đánh giá về hiện trạng và thách thức của việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Dựa trên những thông tin tư liệu có sẵn để xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết. Lợi ích của phương pháp này là tiết kiệm được thời gian, kinh phí thông qua việc giảm thời gian nghiên cứu lại những vấn đề đã đã được làm
trước đây, tránh được sự chồng chéo thông tin. Kết quả của hai phương pháp kế thừa và thu thập dữ liệu sẽ là nguồn thông tin sơ cấp khi xây dựng báo cáo.
3.2. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu tại thực địa tại tỉnhBình Thuận Bình Thuận
Đối với địa phương áp dụng thực nghiệm bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật, ngoài các phương pháp thu thập, phân tích số liệu được trình bày tại mục II.4.2 nêu trên, tác giả đã tổ chức điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên - xã hội, môi trường, sinh thái và tài nguyên sinh vật, hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, các hoạt động thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm, các nhiệm vụ, dự án về môi trường thực hiện tại tỉnh Bình Thuận.
3.3. Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật
Các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật được lựa chọn phù hợp với thực tế của đất nước, tương thích theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững của đất nước. Nội dung chi tiết của phương pháp trình bày trong mục IV.1.1 Xây dựng các nguyên tắc đánh giá và lựa chọn các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật.
3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật
Các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật được thực hiện bằng phương pháp thống kê toán học hiện đại đang được sử dụng tại các nước phát triên như Mỹ và Anh đã được sử dụng để tính toán xác định chỉ số môi trường bền vững của Liên hiệp quốc. Nội dung chi tiết của phương pháp trình bày trong mục IV.2.2 Xây dựng phương pháp luận tính toán các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật.
3.5. Phương pháp chuyên gia
- Dùng phiếu phỏng vấn hỏi ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam để xây dựng danh sách các chỉ tiêu liên quan đến sinh thái và tài nguyên sinh vật. Ngoài ra, trên cơ sở đó tiến hành hội thảo để thăm dò ý
kiến và đi đến thống nhất số lượng các chỉ tiêu về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam để đánh giá mức độ PTBV.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ các chỉ tiêu không phù hợp, bổ sung các chỉ tiêu tương thích với việc đánh giá thông qua trao đổi, gặp gỡ, hội thảo.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU