Tổng quan về phương pháp tổng hợp, phân tích và kinh nghiệm xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững, trong đó có liên quan đến lĩnh vực sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 29 - 30)

các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững, trong đó có liên quan đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật

4.1. Thế giới

Trong giai đoạn 1995 - 2001, CSD/UN tập trung chủ yếu cho việc chọn lọc, xây dựng, thiết kế Bộ Khung các chỉ tiêu và chỉ số PTBV khởi đầu (gồm 4 chỉ số tổng hợp, 15 chỉ tiêu tổng hợp, 38 chỉ tiêu khung và 58 chỉ tiêu cơ sở), được sử dụng cho Chương trình Nghị sự 21, cũng như khuyến nghị cho các quốc gia xây dựng Bộ Khung các chỉ tiêu và chỉ số PTBV khởi đầu của riêng mình nhằm triển khai mục tiêu PTBV trong Thế kỷ 21 [9,10,23,34,35]. Nhìn chung, Khung cơ bản này bao gồm các chỉ thị khá độc lập theo từng lĩnh vực, có tính chất rời rạc và thiếu tính gắn kết thành một hệ thống tổng thể thống nhất.

Trong giai đoạn sau năm 2001, CSD/UN đã tập trung cho việc chọn lọc, bổ sung, đổi mới và gắn kết Bộ Khung các chỉ tiêu và chỉ số PTBV thành một hệ thống lồng ghép thống nhất (mà riêng hệ thống môi trường ESI 2005 có 1 chỉ số tổng hợp, 5 chỉ tiêu tổng hợp, 21 chỉ tiêu khung và 76 chỉ tiêu cơ sở), được sử dụng cho việc cụ thể hoá Chương trình Nghị sự 21 vào thực tiễn, cũng như khuyến nghị thử nghiệm cho các quốc gia (như EPI 2006 đã trình diễn thử nghiệm Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV về môi trường rút gọn gồm 1 chỉ số tổng hợp, 2 chỉ tiêu tổng hợp, 6 chỉ tiêu khung và 16 chỉ tiêu cơ sở). Do đó, sau năm 2001 Bộ Khung các chỉ tiêu và chỉ số

PTBV đã được gắn kết thành một hệ thống lồng ghép thống nhất theo tiêu chí PTBV (sơ đồ 01) [9,10,11,20,23,29].

Hình 01: Quá trình chọn lựa phương pháp tổng hợp, phân tích và xây dựng bộ chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững

Đồng thời, trong bối cảnh một thế giới phát triển quá độ không đồng đều, thì Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV được nghiên cứu và thử nghiệm tại nhiều khu vực lớn của thế giới, sẽ là quy mô điều chỉnh quá rộng đối với thực tiễn ở nước ta, cho nên chúng ta sẽ tiếp cận và học tập kinh nghiệm về xây dựng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV trên cơ sở:

- Định hướng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV Việt Nam lâu dài theo xu hướng phát triển chung của các nước phát triển, vì đây là nhóm các nước đi tiên phong về PTBV.

- Trong điều kiện cụ thể hoá, chúng ta sẽ học tập và ứng dụng kinh nghiệm của các nước có sự tương đồng nhất định về điều kiện tài nguyên và môi trường, bối cảnh và trình độ phát triển KT-XH thực tế. Ví dụ như: Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN.

Trước 2001

Chọn lọc, xây dựng, thiết kế Bộ Khung các

thông số, chỉ tiêu và chỉ số PTBV khởi đầu MGD và Agenda 21

Chỉ tiêu độc lập theo từng lĩnh vực, rời

rạc, thiếu tính gắn kết hệ thống thống nhất Khung cơ bản khuyến nghị cho các quốc gia

Sau 2001

Chọn lọc, bổ sung, đổi mới và gắn kết Bộ khung các chỉ tiêu và chỉ số PTBV thành

một hệ thống lồng ghép thống nhất

Cụ thể hoá MGD và Agenda 21 vào thực tiễn

Tính toán chỉ số PTBV cho cả hệ thống

lồng ghép thống nhất theo từng lĩnh vực khuyến nghị cho các quốc Khung thử nghiệm gia

Tính toán chỉ số PTBV (ESI 2002) cho hệ thống môi trường thống nhất Năm 2002

Năm 2005 Tính toán chỉ số PTBV (ESI)

cho hệ thống môi trường thống nhất

Năm 2006 Tính toán chỉ số PTBV thử nghiệm (EPI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w