0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Xây dựng các nguyên tắc đánh giá về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 57 -63 )

2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

2.1. Xây dựng các nguyên tắc đánh giá về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật

nguyên sinh vật

2.1.1. Xây dựng nguyên tắc chung

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu chuyên đề khá tỉ mỉ và công phu về việc tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm xây dựng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật của Thế giới và của 07 nước điển hình vào các điều kiện thực tiễn cụ thể của Việt Nam, nhất là cho 10 vấn đề ưu tiên về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật, đồng thời trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các nhà quản lý tại 02 kỳ Hội thảo về PTBV được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng, chúng ta đã xác định được một số nguyên tắc đánh giá chung về PTBV về tài nguyên môi trường nói chung và lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật nói riêng ở nước ta như sau:

(a). Nguyên tắc thứ nhất

Phải tuân thủ, bám sát và góp phần triển khai Đường lối lãnh đạo của Đảng (các Chỉ tiêu, Nghị quyết, Chính sách của Bộ Chính trị và Đại hội Đảng toàn quốc IX, X, XI), Pháp luật Nhà nước (các Bộ luật về bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, Luật BVMT năm 2005) và các Cơ chế, chính sách của Chính phủ về PTBV, nhất là Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, vào thực tiễn của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.

(b). Nguyên tắc thứ hai

Phải tiếp thu sáng tạo và có cách đi riêng để hoàn thiện lý luận phát triển bền vững nói chung, cũng như phương pháp luận về xây dựng bộ chỉ tiêu và tính toán các chỉ số PTBV về tài nguyên và môi trường nói riêng nhằm bảo đảm có được một công cụ, phương tiện đánh giá về PTBV tài nguyên và môi trường tin cậy, chính xác để phục vụ hiệu quả cho việc phân tích, đề ra các chính sách PTBV một cách nhanh chóng ở quy mô quốc gia và các địa phương.

(c). Nguyên tắc thứ ba

Phải tiếp thu và vận dụng một cách phù hợp các khuyến nghị và kinh nghiệm về xây dựng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT do CSD/UN công bố và các

nước khác trên thế giới đã xây dựng và áp dụng trong thực tiễn PTBV hiện nay, sao cho vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn về nhu cầu PTBV về TN&MT ở nước ta, vừa phù hợp thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay đến năm 2020, cũng như thời kỳ sau năm 2020. Trong đó, chúng ta có thể tiếp thu và vận dụng phù hợp các kinh nghiệm sau:

(1). Chúng ta công nhận và ứng dụng khái niệm ngưỡng phát triển vào quá trình xây dựng và triển khai sự nghiệp PTBV về TN&MT ở Việt Nam, trong đó theo kế hoạch phát triển KT-XH đến năm 2010, thì nước ta sẽ vượt qua cả 03 ngưỡng cao, vừa và thấp về giá trị GDP/đầu người, cho nên cần định hướng các bước triển khai mục tiêu PTBV về TN&MT, sao cho phù hợp với nhu cầu của các giai đoạn phát triển trước và sau năm 2010; trước và sau năm 2020 khi đất nước ta sẽ hoàn thành quá trình CNH, HĐH cơ bản, như sau:

- Việc chấp nhận ngưỡng phát triển tạo nên nhận thức về tính đa cấp trong việc thực hiện các mục tiêu PTBV về TN&MT, cho nên chúng ta sẽ cần áp dụng các khung đánh giá phù hợp theo từng giai đoạn phát triển cụ thể theo hướng ngày càng nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng PTBV về TN&MT, đến mức hoàn thiện các mục tiêu PTBV. Đây là nhận thức về quá trình phát triển động và không ngừng vận động theo hướng văn minh và tiến bộ xã hội.

- Đến năm 2015, chúng ta cần hoàn thành việc xây dựng hoàn thiện và thử nghiệm Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT áp dụng cho thời kỳ đến năm 2020, để sau năm 2020 có thể triển khai toàn diện vào thực tiễn phát triển KT-XH.

- Sau năm 2020, chúng ta sẽ mở rộng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và theo quy trình đó chúng ta hoàn thiện PTBV về TN&MT theo quá trình phát triển đất nước theo hướng văn minh và tiến bộ xã hội.

(2). Chúng ta công nhận và ứng dụng khái niệm các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật, thử nghiệm hoàn chỉnh áp dụng cho thời kỳ đến năm 2020. Các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật là căn cứ để đánh giá về mức độ hoàn thành mục tiêu PTBV của lĩnh vực TN&MT, đồng thời là cơ sởi để xây dựng và ban hành các chính sách PTBV về TN&MT.

(3). Chúng ta phải học tập và ứng dụng đầy đủ các kinh nghiệm xây dựng Bộ các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT của CSD/UN và của các nước khác, sao cho vừa phù hợp định hướng phát triển chung của thế giới, vừa có đủ khả năng tổ chức và quản lý tốt PTBV về TN&MT trong những giai đoạn và thời kỳ phát triển quá độ hiện nay.

(d). Nguyên tắc thứ tư

Phải lựa chọn phù hợp số lượng và chất lượng của các biến số, chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT áp dụng cho việc quản lý PTBV về TN&MT, trong đó có thể tiếp thu các kinh nghiệm sau:

(1). Chúng ta không thể tuỳ tiện giản lược số lượng và chất lượng các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT, vì TN&MT là cơ sở nền tảng của PTBV và BVMT, là mặt đối lập quan trọng nhất để bảo đảm PTBV. Nếu chúng ta tuỳ tiện giản lược vì lý do này hay lý do khác (ví dụ như do chưa thể thống kê số liệu hoặc chưa thể tính toán số liệu), thì sẽ tạo nên sự thiếu hụt về các thước đo và đánh giá chất lượng, hiệu quả và năng suất PTBV. Quan điểm là phải xây dựng hoàn chỉnh các chỉ tiêu, chỉ số áp dụng cho từng thời kỳ phát triển, trong đó cái gì có thể tính toán được thì cho áp dụng ngay, còn cái gì chưa tính toán được thì tiếp tục triển khai thống kê, đo lường cho việc tính toán hoàn chỉnh. Nghĩa là, chúng ta phải có quan điểm quy hoạch tổng thể PTBV về TN&MT (tốt nhất là theo các mục tiêu trung và dài hạn).

Bằng chứng là Trung Quốc áp dụng số lượng lớn các chỉ tiêu, chỉ số về TN&MT (Lĩnh vực tài nguyên bao gồm 18 chỉ tiêu phân theo 07 chủ đề và lĩnh vực môi trường gồm 16 chỉ tiêu phân theo 07 chủ đề, cho tổng số 34 chỉ tiêu/80 chỉ tiêu tổng hợp/06 lĩnh vực).

(2). Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu, chỉ số PTBV có quan hệ phụ thuộc nhân - quả, hoặc là liên quan, liên đới, thì có thể giản lược trên cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu, chỉ số có tính chất tại nguồn, như vậy sẽ tránh được sự trùng lặp trong các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá, cho phép tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc đưa ra các quyết định phát triển bền vững. Song, việc giản lược phải trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm cụ thể, cần tránh các biện pháp duy ý chí hoặc vận dụng cứng nhắc kinh nghiệm trong vấn đề này. Bên cạnh đó, cần gấp rút có các cải tiến về

công tác thống kê nhà nước sao cho phù hợp với mục tiêu quản lý PTBV và Bộ các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT đã lựa chọn.

(3). Hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về TN&MT được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu “nhanh chóng, chính xác, đại diện đặc trưng, thước đo trung thực về chất lượng, hiệu quả và năng suất PTBV”. Nghĩa là chúng ta phải có quan điểm bám sát mục tiêu định hướng tổng thể PTBV về TN&MT theo xu hướng chung của các nước phát triển (NPT).

(đ). Nguyên tắc thứ năm

Trong điều kiện phát triển quá độ hiện nay, chúng ta cần định hướng học tập và vận dụng kinh nghiệm thế giới sao cho thiết thực, hiệu quả cao và tránh dàn trải, trong đó chúng ta cần tập trung vào 02 khu vực quan tâm chính sau đây:

(1). Định hướng Bộ chỉ tiêu, chỉ số PTBV lâu dài theo trình độ phát triển của các NPT, vì đây là nhóm các nước đi tiên phong về quá trình PTBV Ngành TN&MT.

(2). Trong điều kiện cụ thể, nên học tập và ứng dụng kinh nghiệm của các nước có sự tương đồng về điều kiện TN&MT, bối cảnh điều kiện và trình độ phát triển KT-XH thực tế, ví dụ như: Trung Quốc và ASEAN.

2.1.2. Xác định các phương pháp chính

Như trên đã trình bày, tài nguyên sinh vật/đa dạng sinh học đang được khai thác, sử dụng và chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế xã hội ở nước ta, do dó 05 nguyên tắc lựa chọn Bộ chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật đảm bảo các nội dung sau:

- Phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 đã được Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua; phù hợp với Chiến lược Phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012; phù hợp với Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2013; phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 43/2010/TTg

ngày 02 tháng 6 năm 2010 và thích hợp với các ưu tiên của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.

- Phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam; bộ chỉ tiêu được xây dựng phải đảm bảo tính cân đối tương đối giữa các chủ đề; có tính mở để cập nhật khi có những thông tin mới và các yêu cầu mới.

- Bộ chỉ tiêu phải tương thích theo thông lệ quốc tế, có khả năng so sánh với trình độ phát triển bền vững của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

- Bộ chỉ tiêu được lựa chọn phải đảm bảo tính khả thi và lượng hoá trên cơ sở hệ thống thống kê hiện hành của CHXHCN Việt Nam.

- Các chỉ tiêu đã được nhiều nước lựa chọn, đặc biệt các nước đang phát triển có điều kiện thiên nhiên như nước ta.

- Các chỉ tiêu có thể giám sát, quan trắc được, có tính khả thi ở nước ta. - Thừa kế các kết quả của các Bộ/ngành về việc xác định các chỉ tiêu ở nước ta từ trước đến nay.

- Bộ chỉ tiêu khi triển khai thực hiện sẽ được công bố hàng năm ở Niên giám Thống kê (Thông qua Tổng Cục Thống kê).

- Chọn phương pháp giám sát/quan trắc các chỉ tiêu vừa khả thi ở nước ta vừa đảm bảo độ tin cậy.

- Bộ chỉ tiêu được lựa chọn phải đảm bảo là tốt nhất trên cơ sở có những hoàn thiện đáng kể về hệ thống lý luận và tiêu chí PTBV đang có hiện nay.

Trong đó:

(a). Phương pháp tiếp cận lựa chọn

Từ các bộ chỉ tiêu của CSD/UN và trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010; bộ chỉ tiêu trong Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; bộ chỉ tiêu trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, có thể rút một số nhân xét sau:

- Bộ 58 biến số của CSD/UN và bộ trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam về cơ bản tương thích do cùng được xây dựng trên nguyên tắc phát triển bền vững. Tuy nhiên, bộ chỉ tiêu của CSD/UN đã được chọn lọc và thử nghiệm nên là căn cứ tốt cho sự lựa chọn.

- Một trong những căn cứ quan trong xây dựng Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo là Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2001- 2010, do vậy các chỉ tiêu then chốt của hai bản chiến lược trùng nhau.

(b). Quy trình lựa chọn

Từ những nhận xét trên cho thấy phương pháp tiếp cận lựa chọn bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam dựa trên quy trình ba bước sau đây là phù hợp:

Bước 1: Lựa chọn bộ chỉ tiêu khởi đầu VN0 là tích hợp của hai bộ chỉ tiêu sau đây:

- Bộ 58 biến số do CSD/UN khuyến nghị.

- Bộ chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 với bộ chỉ tiêu trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo với bộ chỉ tiêu trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam và với các chỉ tiêu thể hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ.

Bước 2: Xây dựng bộ chỉ tiêu mang tính khả thi VN bằng giao điểm của VN0 với bộ chỉ tiêu mà Tổng cục Thống kê dự kiến để đảm bảo tính thống kê được. Bước 3: Tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và bổ sung những chỉ tiêu mới theo nguyên tắc cân đối.

(c). Các phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung và sinh thái và tài nguyên sinh vật nói riêng, bao gồm:

Chỉ tiêu (Indicator) là diễn tả phép đo lường, được sử dụng để định lượng và đơn giản hoá một sự kiện, giúp chúng ta hiểu những vấn đề thực tế phức tạp. Chỉ số (Index) là sự tổng hợp của các chỉ tiêu.

- Lựa chọn các chỉ tiêu và chỉ số khởi đầu: căn cứ vào các chỉ tiêu về phát triển bền vững môi trường mà Hội đồng Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc kiến nghị; các chỉ tiêu trong kế hoạch 2006-2010 của Ngành tài nguyên và môi trường Việt Nam; các chỉ tiêu trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam; các chỉ tiêu thể hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ.

- Xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số mang tính khả thi dựa trên các chỉ tiêu khởi đầu và cơ sở dữ liệu hiện có.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và bổ sung những chỉ tiêu mới theo nguyên tắc cân đối.

- Kế thừa các nghiên cứu trong nước và quốc tế. - Phân tích chi phí - lợi ích.

- Điều tra kinh tế, xã hội học.

2.1.3. Xác định lộ trình xây dựng Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật

Chúng ta đã đề xuất kế hoạch phân kỳ phấn đấu triển khai áp dụng Bộ các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật như sau:

(1). Khung yêu cầu thấp (lựa chọn các chỉ tiêu có thể triển khai ngay) trước mắt áp dụng cho thời kỳ 2015 - 2020.

(2). Khung yêu cầu cao (mở rộng các chỉ tiêu có thể đo lường và bảo đảm chất lượng đánh giá cao hơn PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật) sẽ áp dụng cho thời kỳ sau năm 2020.

Trong đó, việc phân kỳ kế hoạch này sẽ có lợi ích kinh tế - môi trường cao, vì sau khoảng 15 năm triển khai PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật vào trong thực tiễn xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ ưu và nhược điểm để chỉnh sửa, bổ sung phù hợp hơn và đáp ứng cao hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà các nhu cầu này chắc chắn sẽ phát sinh sau năm 2020.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 57 -63 )

×