Ứng dụng phương pháp xử lý thống kê hiện đại để tính toán chỉ tiêu và chỉ số phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 75 - 77)

2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

2.4.Ứng dụng phương pháp xử lý thống kê hiện đại để tính toán chỉ tiêu và chỉ số phát triển bền vững

số phát triển bền vững

Nhìn chung, chúng ta có thể ứng dụng toàn bộ phương pháp thống kê nêu trên cho việc tính toán chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tính bền vững về tài nguyên sinh vật, ví dụ tính toán về phát thải chất thải nguy hại. Trong đó:

- Đối với trường hợp tính toán về phát thải chất thải nguy hại trung bình, chúng ta áp dụng gần như toàn bộ quy trình tính tích hợp chỉ số trung bình ESI, ngoại trừ việc quy nạp và thay thế nguồn dữ liệu thiếu hụt do chúng ta có đủ nguồn dữ liệu thống kê thực tế. Quy trình lựa chọn tiêu chí quốc gia sẽ được thay thế bằng phép phân loại nguồn dữ liệu đầu vào theo nhóm các giá trị lớn hơn, nhỏ hơn và gần bằng giá trị trung bình và xác định các nguồn dữ liệu gây ra sai số thô bạo để áp dụng phương pháp biến đổi và chuẩn hoá dữ liệu phù hợp.

- Đối với trường hợp xây dựng về phát thải chất thải nguy hại trung bình kết hợp với việc xử lý sai số toàn phương cổ điển, chúng ta chỉ cần áp dụng quy trình phân loại nguồn dữ liệu đầu vào theo nhóm cơ cấu các giá trị lớn hơn, nhỏ hơn và gần bằng giá trị trung bình, cũng như xác định các nguồn dữ liệu gây ra sai số thô bạo, rồi áp dụng phương pháp biến đổi và chuẩn hoá dữ liệu phù hợp. Sau đó áp dụng quy trình thống kê cổ điển cho việc xác định hệ số phát thải chất thải nguy hại trung bình với các sai số bình phương cực tiểu hoặc toàn phương.

Ví dụ 1: Các nguồn dữ liệu cơ sở về phát thải chất thải rắn chất thải nguy hại (CTRCTNH) trung bình tại các nhà máy có thể được chuẩn hoá theo phép biến đổi nguồn dữ liệu bằng hàm toán tử log10, trong đó việc chuẩn hoá các nguồn dữ liệu cơ sở bao gồm quy trình như sau:

- Phân loại các nguồn dữ liệu theo cơ cấu số liệu thống kê. - Xác định các nguồn dữ liệu thống kê gây ra sai số thô bạo.

- Chuẩn hoá nguồn số liệu theo hàm logarit 10: yi = log Xi ; i = 1, 2,3,… - Tính giá trị trung bình ytb của yi = log Xi, rồi lấy độ lệch chuẩn Δi = yi – ytb. - Tính độ lệch chuẩn sai số tương đối theo độ lệch chuẩn đường phân phối dữ liệu trung bình: δi = (Δi/ytb)*100%.

- Chuẩn hoá lại nguồn số liệu theo phương pháp:

+ Nếu δi = 2,5 – 97,5%, thì giữ nguyên giá trị hệ số phát thải.

+ Nếu δi < 2,5% thì tiến hành + (cộng) 0,025yi vào giá trị hàm log (yi), rồi chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: mi = 10y

i (1+0,025).

+ Nếu δi > 97,5% thì tiến hành – (trừ) 0,975yi vào giá trị hàm log (yi), rồi chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: mi = 10y

i (1-0,975).

Sau đó, từ các nguồn dữ liệu đã được biến đổi và chuẩn hoá sẽ tiến hành xác định phát thải CTRCTNH trung bình theo phương pháp thống kê cổ điển hoặc theo phương pháp thống kê hiện đại. Các kết quả nghiên cứu và so sánh đã cho thấy rằng: đa số phát thải CTRCTNH trung bình được tính tích hợp trung bình từ phát thải trung bình tại các nhà máy trong cùng một ngành sản xuất đều rất khác biệt so với các hệ số phát thải trung bình được tính toán theo phương pháp xử lý thống kê cổ điển.

Ví dụ 2: Các bảng tính tích hợp các nguồn dữ liệu cơ sở bao gồm 06 cột chính như sau:

- Cột (1): hệ số phát thải đã chuẩn hoá của các nhà máy được nghiên cứu, điều tra và khảo sát, bao gồm cả giá trị trung bình ytb của mỗi ngành tính theo phương pháp thống kê cổ điển.

- Cột (2): tính độ lệch chuẩn Δi = yi – ytb.

- Cột (3): tính giá trị bình phương độ lệch chuẩn (Δi)2 = (yi – ytb)2 và tổng của chúng.

- Cột (4): tính sai số của dãy số liệu thống kê theo công thức: , với n = số lượng các nhà máy. - Cột (5): tính điểm số Z theo công thức sau: Zi = (Δi/σ)

- Cột (6): tính tích số của (Zi.yi) và tổng của chúng, rồi lấy giá trị trung bình mtb = [∑(Zi.yi)]/n, sau đó tính độ lệch chuẩn sai số tương đối theo giá trị trung bình mtb: δ = (σ/mtb)*100%.

Việc tính toán tích hợp chỉ số và hệ số phát thải CTRCTNH trung bình đã được tiến hành với sự trợ giúp hiệu quả của phần mềm EXCEL.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 75 - 77)