Phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 65 - 75)

2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

2.3.Phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

sinh vật ở Việt Nam

2.3.1.Phương pháp tính toán hệ thống chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

Quy trình cơ bản và khung phân tích phải được xây dựng trước khi tính toán điểm số và xếp hạng chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Phần này mô tả chi tiết các kỹ thuật và phương pháp thống kê được sử dụng để tính toán chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Các phụ lục đính kèm cung cấp số liệu cơ bản của chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Số liệu chi tiết được cung cấp để khẳng định rằng sự minh bạch là nền tảng thiết yếu để đưa ra những phân tích và quyết định chính sách đúng đắn.

Những vấn đề đề cập ở đây phản ánh những vấn đề chung thường gặp trong quá trình tính toán các chỉ số tổng hợp: lựa chọn biến số, xử lý số liệu còn thiếu, phương pháp tổng hợp và tính toán cũng như kiểm tra hoạt động (OECD 2003).

Ngoài ra, phần này cũng mô tả sâu hơn về các phương pháp sử dụng trong phân tích thống kê nhằm hỗ trợ các kết luận chính sách trình bày trong báo cáo. Mặc dù trọng tâm của báo cáo là các thông điệp chính rút ra từ các phân tích nhưng phần này cũng trình bày các kết quả của các phân tích chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật và mối quan hệ của chỉ số với các tiêu chuẩn kinh tế-xã hội và môi trường khác. Các quy trình thống kê áp dụng trong xây dựng báo cáo chỉ số bền vững về môi trường sinh thái gồm phân tích nhóm (cluster analysis), phân tích hợp phần cơ bản cũng như các mô hình hồi quy bậc thang (stepwise regression model) và hồi quy bội (multiple regression model).

Phần này được chia thành 4 phần. Phần thứ nhất đưa ra diễn giải về xây dựng chỉ số bền vững về môi trường sinh thái, bao gồm các nội dung:

- Tiêu chuẩn lựa chọn các quốc gia nêu trong chỉ số bền vững về môi trường. - Chuẩn hóa các biến để đảm bảo có thể so sánh giữa các quốc gia.

- Phép biến đổi các biến số phục vụ quá trình quy nạp và tổng hợp. - Thuật toán quy nạp bội số sử dụng để thay thế số liệu còn thiếu. - Chuẩn hóa số liệu bằng phương pháp Winsor.

- Tổng hợp số liệu thành các điểm số của chỉ tiêu và điểm xếp hạng chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật cuối cùng.

Phần tiếp theo thảo thuận về các vấn đề quan trọng của chất lượng và quy mô số liệu và làm thế nào có thể quản lý các số liệu trong Chỉ tiêu bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật. “Đánh giá số liệu quốc gia” – đánh giá được thực hiện để kiểm tra chéo số liệu và để tăng phạm vi không gian và thời gian cũng được đưa vào báo cáo. Ngoài việc xác định số liệu tốt nhất hiện có cho chỉ tiêu bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật, tính lô-gic và động lực để đánh giá chất lượng của các bảng số liệu sử dụng và cung cấp thông tin chi tiết về nguồn số liệu cũng được xem xét.

Phân tích độ bất định và độ nhạy được thực hiện trên cơ sở phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chung của Cộng đồng Châu Âu và được trình bày trong phần thứ 3. Với bước tiến lớn trong việc đảm bảo sự minh bạch hơn, các nguồn bất định chính được đánh giá trong Chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật, gồm xử lý số liệu còn thiếu, quy nạp và tính toán trọng số. Mỗi nguồn bất định tiềm năng được kiểm tra một cách độc lập và kiểm tra tổng hợp để đánh giá các tác động tới xếp hạng quốc gia. Các kết quả được sử dụng để chỉ ra những hạn chế chính trong việc phản ánh chính xác của điểm số đánh giá chỉ số bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật, giải đáp những chỉ trích đưa ra về các báo cáo Chỉ số bền vững về tài nguyên và môi trường (ESI) trước đây cũng như củng cố cơ sở khoa học cho các kết luận chính sách.

Phần 4 trình bày những mô tả và kết quả chi tiết hơn của các phân tích thống kê - những phân tích làm cơ sở đưa ra các kết luận chính sách. Các công cụ thống kê được sử dụng gồm phân tích hợp phần chính (principal component analysis), hồi quy bậc thang (stepwise regression) và phân tích nhóm (cluster analysis).

Phân tích hợp phần chính được sử dụng để khảo sát số lượng thứ nguyên khác biệt tồn tại trong ma trận chỉ tiêu ESI và trình bày tác động của các chỉ tiêu tới các thứ nguyên này. Phân tích hợp phần chính còn được sử dụng để xác định bộ trọng số cho 23 chỉ tiêu dựa trên tầm quan trọng về mặt thống kê của các yếu tố

này. Các trọng số thống kê này sẽ được so sánh với các trọng số tương đương sử dụng trong ESI 2005.

2.3.2. Xây dựng phương pháp tính toán các chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật

Phương pháp xử lý thống kê sử dụng để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững do các trường đại học Columbia (Mỹ) và Yale (Anh) đề xuất nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tính bền vững sinh thái và tài nguyên sinh vật ở các quy mô khác nhau (quốc gia, khu vực, thế giới), nằm trong khuôn khổ các chương trình triển khai mục tiêu Thiên niên kỷ - MDG của Hội đồng phát triển bền vững thế giới. Đây là phương pháp xử lý thống kê khá mới mẻ và rất đa năng dựa trên các cơ sở toán học thống kê hiện đại. Phương pháp này đã được ứng dụng để xác định các chỉ số môi trường phát triển bền vững (ESI) ở các quốc gia, khu vực và thế giới kể từ năm 2001, khi Hội đồng phát triển bền vững thế giới phát hành bản báo cáo đầu tiên về bảng chỉ số ESI – 2001 của thế giới. Từ đó đến nay phương pháp tính toán chỉ số ESI đã liên tục được hoàn thiện (ESI – 2001, 2002, 2005) và đang nằm trong quá trình triển khai thử nghiệm ở quy mô toàn thế giới (chỉ số EPI – 2006). Thông qua đó tác giả áp dụng thử nghiệm phương pháp này để tính toán chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại một tỉnh của Việt Nam.

Ở nước ta, việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn của ngành tài nguyên và môi trường mới được triển khai kể từ năm 2005. Do đó, phương pháp xử lý thống kê phát triển bền vững hiện còn là phương pháp rất mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi. Trong khi đó, bản chất của phương pháp toán học thống kê mới này có thể phù hợp cho rất nhiều mục tiêu nghiên cứu và đánh giá thực tiễn khác nhau trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và tài nguyên sinh vật nói riêng, cũng như trong hàng loạt các ngành kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, tôi sẽ tiến hành giới thiệu về phương pháp xử lý thống kê này ứng dụng trong tính toán các chỉ số, chỉ tiêu phát triển bền vững và đề xuất ứng dụng vào việc nghiên cứu và xây dựng, chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại Việt Nam.

Dự kiến, phương pháp xử lý thống kê hiện đại sẽ bổ sung cho phương pháp xử lý thống kê cổ điển đang được ứng dụng phổ cập trong hàng loạt các lĩnh vực toán học thống kê, nhất là cho lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật và phát triển bền vững. Tính toán các chỉ tiêu, chỉ số bằng phương pháp này có các ưu thế vượt trội là: cho phép đạt được yêu cầu tối đa về 100% độ phủ dữ liệu; xây dựng được các chỉ tiêu, chỉ số có độ chính xác cao hơn; cho phép lồng ghép các vấn đề sinh thái và tài nguyên sinh vật vào mục tiêu phát triển bền vững.

Các vấn đề cụ thể về phương pháp luận của phương pháp thống kê ứng dụng trong lĩnh vực phát triển bền vững có thể tham khảo chi tiết trong nguồn: 2005 Environmental Sustainability Index. Benchmarking National Environmental Stewardship. Appendix A – Methodology trên Website “Environmental Sustainability Index”. Dưới đây xin giới thiệu tóm tắt về bản chất phương pháp này như sau:

Bản chất của phương pháp thống kê hiện đại ứng dụng cho việc tính toán ra chỉ số sinh thái và tài nguyên sinh vật phát triển bền vững (ISDEBR) là việc lấy phép tích hợp trung bình của các bảng dữ liệu tính toán chuẩn tắc đa dạng (có chung một đơn vị đo) hoặc phi chuẩn tắc đa dạng (khác biệt về các đơn vị đo) trên cơ sở phép tính tích hợp trung bình (cộng hoặc nhân) từ các phần tử con của ma trận dữ liệu Xi (n × p) có tính đến các sự khác biệt trong sai số toàn phương của các nguồn dữ liệu là điểm số Zj theo biểu thức: wj = Zj/p [1], trong đó phương pháp này cho phép bảo đảm chất lượng và độ phủ dữ liệu 100%, đồng thời áp dụng quy trình tính toán lặp giống nhau cho phép tích hợp trung bình thành chỉ tiêu và từ các chỉ tiêu thành chỉ số ISDEBR.

Quy trình tính toán lặp lại giống nhau cho phép tích hợp trung bình từ chỉ tiêu thành chỉ số ISDEBR bao gồm: lựa chọn; xử lý các dữ liệu thiếu hụt; tập hợp, đo đạc, tính toán và phân loại dữ liệu; tích hợp trung bình các chỉ tiêu; tích hợp trung bình chỉ số ESI; xác định sai số toàn phương và cuối cùng là kiểm tra kết quả tính toán ISDEBR. Trong đó, các phương pháp phân tích thống kê, chỉ tiêu là rất quan trọng. Các quy trình xử lý thống kê áp dụng trong việc tính toán ISDEBR bao gồm: các phân tích tích hợp (nhóm vấn đề, lĩnh vực, chủ đề,...) và phân tích thành

phần cơ bản tương tự như mô hình hồi quy từng phần hoặc toàn phần. Nhìn chung, phương pháp tính toán chỉ số ISDEBR được áp dụng trong thực tiễn, thường gồm 04 nội dung phân tích và tính toán chỉ số chính như sau:

- Nội dung thứ nhất cung cấp việc diễn giải từng bước cấu trúc của chỉ số ISDEBR (sơ đồ 02), được mô tả theo trình tự quy trình 6 bước như sau:

(1). Lựa chọn tiêu chí cho các quốc gia đưa vào danh mục phát hành Bảng chỉ số ISDEBR.

(2). Chuẩn hoá thông qua việc so sánh với các nguồn dữ liệu quốc gia. (3). Biến đổi cho quy trình quy nạp, thay thế các nguồn dữ liệu thiếu hụt và tiến hành tổ hợp, phân loại dữ liệu theo các bảng dữ liệu.

(4). Sử dụng thuật toán quy nạp, thay thế từng phần các nguồn dữ liệu thiếu hụt.

(5). Thống nhất bảng dữ liệu cho các quy trình phân tích và tính toán.

(6). Tổ hợp dữ liệu để tính tích hợp trung bình các chỉ tiêu và chỉ số

ISDEBR cuối cùng.

Hình 02: Mô hình cấu trúc tính toán chỉ số PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (ISDEBRVN).

- Nội dung thứ hai tập trung phân tích về chất lượng và độ phủ của các nguồn dữ liệu sử dụng cũng như việc sắp xếp chúng trong cấu trúc của chỉ số ESI. Việc xem xét các nguồn dữ liệu quốc gia sử dụng cho các phép xử lý thống kê sẽ được tiến hành bằng cách kiểm tra mặt cắt ngang dữ liệu, độ phủ không gian và thời gian. Để nhận được các nguồn dữ liệu thích hợp nhất cho việc tính toán ESI, cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 chủ đề nhánh 23 chỉ tiêu Điểm ISDEBRVN Điểm ISDEBRVN bằng giá trị tính toán trung bình của

23 chỉ tiêu này 2 chủ đề chính được

tính toán các giá trị chủ đề nhanh tích hợp

cần đánh giá về chất lượng của tất cả các nguồn dữ liệu và cung cấp chi tiết căn cứ của các nguồn dữ liệu sử dụng.

- Nội dung thứ ba là tiến hành các phân tích về độ chưa chắc chắn và độ nhạy cảm của các nguồn dữ liệu nhằm bảo đảm tính rõ ràng và minh bạch của các nguồn số liệu thiết kế nên cấu trúc ISDEBR, trong đó gồm cả việc xử lý các nguồn dữ liệu thiếu hụt, đo đạc và thay thế bằng các nguồn dữ liệu tương thích khác. Mỗi nguồn dữ liệu tiềm năng chưa chắc chắn sẽ được kiểm tra riêng, đồng thời đánh giá các tác động ảnh hưởng của chúng đối với việc tính toán ra chỉ số ISDEBR. Kết quả nhận được sẽ sử dụng để xác định các khoảng giới hạn trong việc tính toán ra chỉ số ISDEBR, chỉ rõ giới hạn tồn tại trong phương pháp xác định các chỉ số ISDEBR phát hành trước đó, cũng như chỉ rõ mức độ căn cứ khoa học cho việc đề xuất các chính sách phát triển bền vững sẽ đưa ra trong Bảng phát hành chỉ số ISDEBR tiếp theo sau đó.

- Nội dung thứ tư sẽ mô tả một cách chi tiết hơn các kết quả phân tích thống kê như căn cứ trụ cột để đề xuất các chính sách phát triển bền vững. Các công cụ phân tích thống kê sử dụng bao gồm cả các phân tích về các thành phần cấu trúc cơ bản, phép hồi quy từng phần và phân tích tích hợp trung bình. Trong đó:

+ Việc phân tích các thành phần cơ bản sử dụng để nghiên cứu số lượng các đơn vị đo khác biệt tồn tại trong ma trận chỉ tiêu và cho thấy mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu theo các đơn vị đo này. Phân tích này sẽ được sử dụng nhiều hơn cho việc xác định các giá trị chỉ tiêu khung dựa trên mức độ quan trọng về nguồn số liệu thống kê của chúng. Các giá trị thống kê này được so sánh với các giá trị tương đương trong ISDEBR.

+ Để xác định các chỉ tiêu quan trọng theo các thành phần cơ bản, sử dụng phép phân tích hồi quy từng phần để xác định tính chất ảnh hưởng liên hệ cần tính đến đối với chỉ số ISDEBR. Bởi vì, chỉ số ISDEBR là công cụ để so sánh trình độ quản lý sinh thái và tài nguyên sinh vật quốc gia, nên cần xác định nhóm các nước cùng thứ bậc và nhóm các nước có thực tiễn tốt nhất phân loại theo chỉ số ISDEBR. Phân tích này nhằm xác định các mô hình khuôn mẫu ở các khu vực có khác biệt lớn về mật độ dân số, quy mô quốc gia và thể chế.

Quy trình trình tự các bước áp dụng cho tính toán chỉ số ISDEBR như sau:

(1). Lựa chọn tiêu chí quốc gia có chỉ số ISDEBR (Selection Criteria)

Các tiêu chí lựa chọn quốc gia có chỉ số ISDEBR bao gồm: quy mô quốc gia, độ phủ chỉ tiêu, trong đó:

- Quy mô quốc gia: các quốc gia có tổng dân số dưới 100.000 người hoặc tổng diện tích đất dưới 5.000 km2 sẽ không được đưa vào bảng ISDEBR (mô hình khuôn mẫu).

- Độ phủ của chỉ tiêu (chỉ tiêu thực): những quốc gia có tỷ lệ thấp hơn 59,2% số lượng sẵn có trong danh sách quy định cho tính toán ISDEBR, sẽ không được đưa vào bảng ISDEBR (nhằm bảo đảm độ phủ nguồn lữ liệu không ít hơn 59,2% cho việc tích hợp ra các chỉ tiêu).

- Độ phủ của các chỉ tiêu: bảo đảm độ phủ nguồn dữ liệu không ít hơn 90% các chỉ tiêu để tính toán cho việc tích hợp ra chỉ số ISDEBR.

(2). Tiêu chuẩn hóa thông qua việc so sánh với nguồn dữ liệu quốc gia (Standardization)

Để tính toán các chỉ số ISDEBR cho mỗi quốc gia, khu vực, thế giới và để thuận tiện cho việc tích hợp vào trong các chỉ tiêu, các nguồn dữ liệu ban đầu cần được chuyển đổi sang những quy mô đơn vị có thể so sánh được. Một số phi chuẩn tắc đa dạng cần được chuyển đổi đơn vị để so sánh với các nguồn dữ liệu quốc gia, như: tổng GDP; GDP nông nghiệp; tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; tổng dân số; giá xăng dầu bình quân trên thế giới; dân số thành thị; dân số trong độ tuổi từ 0-14; tổng diện tích đất đai; diện tích đất cư trú; động vật lưỡng cư, sự sinh sản của chim, các loài động vật có vú.

(3). Biến đổi (Transformation)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 65 - 75)