0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 45 -56 )

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam và tỉnh Bình Thuận

1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận có đủ đặc điểm tự nhiên gồm rừng, núi, đồng bằng và biển, do đó tác giả đã lựa chọn là địa điểm thực nghiệm áp dụng các chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật.

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp

tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km.

Bản đồ kinh tế tỉnh Bình Thuận

- Địa hình: Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.

- Khí hậu: Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau + Nhiệt độ trung bình: 27 °C

+ Độ ẩm tương đối: 79% + Tổng số giờ nắng: 2.459 - Tài nguyên:

* Thủy sản: nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km). Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km², là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam, trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.

* Nông - lâm nghiệp: Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với:

- 10.000 ha thanh long; - 30.000 ha điều; - 15.000 ha bông vải; - 20.000 ha cao su; - 2.000 ha tiêu.

Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo... Trong vài năm trở lại đây, diện tích cây điều bị sụt giảm đáng kể do giá hạt điều bị giảm, cây thanh long và cây cao su liên tục tăng diện tích. * Khoáng sản: Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn cần được bảo vệ, khai thác hiệu quả:

+ Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai.

+ Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh.

+ Đá granit: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi.

+ Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm...

+ Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này.

+ Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư Tử Trắng và Sư Tử Vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu.

* Du lịch: ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.

+ Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

+ Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh g olf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực

phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có hai sân golf 18 lỗ:

Novotel và Sealinks mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 ước đạt 93,1% kế hoạch năm, tăng 8,3% so với năm trước; không tính thủy điện tăng 13,9%. Trong đó, kinh tế nhà nước giảm 2,2% (riêng giá trị sản xuất thủy điện chiếm 27,7% giá trị sản xuất công nghiệp và giảm 3,9%); kinh tế ngoài nhà nước tăng 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,1%. Một số sản phẩm tăng cao như: may mặc tăng 17,3%, muối hạt tăng 16,9%, hạt điều nhân tăng 19,2%, đường các loại tăng 21,9%; các sản phẩm chủ yếu khác tăng trưởng khoảng 6-15%; nước đá tăng 3,3%, trang in tăng 4,6%.

- Tiếp tục thi công xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn II, Khu công nghiệp Hàm Kiệm; tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư và đền bù giải phóng mặt bằng các Khu công nghiệp Sơn Mỹ I, Tân Đức, Tuy Phong, Cụm công nghiệp Thắng Hải giai đoạn 1. Đã tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp chế biến hải sản có mùi Tân Bình có tổng kinh phí gần 70 tỷ đồng với quy mô ban đầu 50 ha; hoàn thành hạng mục giao thông và điện của làng nghề mía đường Tân Phúc. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 với tổng công suất 1.244 MW, tổng vốn đầu tư 23.477 tỷ đồng, cung ứng sản lượng điện hàng năm khoảng 7,2 tỷ kWh, đã thi công hoàn thành san gạt mặt bằng giai đoạn 2 và hợp long hệ thống đê bao lấn biển. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư và khởi công Nhà máy phong điện đảo Phú Quý cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên - Tổng công ty Điện lực đầu khí Việt Nam, với công suất 6 MW, tổng vốn đầu tư 335 tỷ đồng. Cơ bản hoàn thành đầu tư Dự án Phong điện 1- Bình Thuận giai đoạn 1 (20 trụ/30MW). Tiếp tục hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư các Dự án thủy điện Sông Lũy, Đan Sách 2, 3, điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 (24 MW). Thi

công xong và đóng điện đường dây 220 kV Hàm Thuận - Phan Thiết, đường dây 110 kV Xuân Trường - Đức Linh.

- Ước cả năm có 2,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 13,6% so với năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế 250.000 lượt khách, tăng 12,6%; doanh thu khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng 32,2%. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 57%. Các hoạt động thể thao biển (mô tô nước, lướt ván diều, lướt ván buồm, thuyền buồm) phục vụ khách du lịch phát triển khá mạnh. Ý thức chấp hành các quy định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch có chuyển biến tốt. Phối hợp với các đơn vị liên quan để chuẩn bị và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao du lịch mang tính quốc tế như: thi Trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2010; tổ chức Festival Thuyền buồm quốc tế Mũi Né - Bình Thuận - Việt Nam và tổ chức Giải Lướt ván buồm Cúp thế giới.

- Trong 10 tháng, có thêm 26 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư, có 2 dự án sát nhập, thu hồi 10 dự án. Đến nay, có 412 dự án còn hiệu lực với tổng diện tích 8.301 ha, vốn đầu tư 60.134 tỷ đồng; có 125 dự án đã hoạt động, 84 dự án đang xây dựng, 18 dự án đang san ủi, trồng cây.

- Nắng hạn kéo dài đầu vụ Hè đến hết Thu đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng, nhưng do công tác chỉ đạo mùa vụ sản xuất, điều tiết và phát huy tác dụng tưới của hệ thống thủy lợi, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng được chủ động triển khai chặt chẽ nên diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 104,5% so với kế hoạch và tăng 1,35% so với năm trước, trong đó diện tích cây lương thực tăng 3,8%; diện tích lúa tăng 2,76%, ước năng suất lúc đạt 50 tạ/ha (tăng 1 tạ/ha so với năm trước); nếu vụ Mùa không bị ảnh hưởng bão lũ, dịch bệnh thì dự kiến tổng sản lượng lương thực 640.000 tấn, đạt 106,7% kế hoạch, tăng 4,45% so với năm trước. Đã chuyển đổi 1.190 ha từ ruộng 1 vụ sản xuất kém hiệu quả và đất trồng cây hàng năm khác sang trồng thanh long, nâng diện tích thanh long toàn tỉnh lên 13.075 ha, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 10% so với năm trước; chuyển 4.110 ha trồng điều kém hiệu quả và đất lâm nghiệp sang trồng cao su, nâng tổng diện tích cao su lên 32.569 ha, đạt 97,3%, tăng 14,4%. Đến nay, đã có 3.518 hộ/118 tổ chức và 22 cá nhân đăng ký sản xuất VietGAP với diện tích 2.706 ha; đã chứng nhận 2.655 ha thanh long đạt

tiêu chuẩn VietGAP, dự kiến cuối năm 2010 sẽ thực hiện đạt 3.000 ha/ kế hoach 5000 ha. Thực hiện 1.580 ha giống lúa xác nhận, đáp ứng khoảng 52,6% nhu cầu giống sản xuất cả năm. Kế hoạch sản xuất 30 ha rau an toàn ở các vùng ven đô thị được tập trung thực hiện, đạt 100% kế hoạch.

- Do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh đã làm giảm 9% số lượng đàn và sản phẩm thịt hơi; đàn bò giảm 0,3%, đàn gia cầm phát triển ổn định. Công tác tiêm phòng, ngăn chặn dịch bệnh và kiểm soát giết mổ trên gia súc, gia cầm được triển khai thường xuyên, bệnh tai xanh trên heo được theo dõi chặt chẽ và khống chế kịp thời. Đã có 5 cơ sở giết mổ tập trung đang hoạt động.

- Diện tích rừng trồng mới ước thực hiện 7.580 ha/KH, đạt 113,3% kế hoạch. Công tác chống lấn chiếm đất lâm nghiệp, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng, vùng giáp ranh được tăng cường, 10 tháng đầu năm đã phát hiện 1.187 vụ vi phạm, giảm 12% so với cùng kỳ (1.187/1.353 vụ); công tác phòng, chống cháy rừng được triển khai chặt chẽ nên không có thiệt hại xảy ra. Hoàn thành công tác cắm mốc ranh giới quy hoạch 3 loại rừng.

- Diện tích sản xuất muối trên địa bàn tỉnh đến nay là 963,6 ha, sản lượng cả năm ước đạt 85.000 tấn, đạt 100% kế hoạch.

- Trong năm có 26 hộ đồng bào dân tộc chuyển nhượng 47 ha đất được cấp. Tiếp tục thu hồi nợ vay mua bò 937 triệu đồng bằng 25% số dư nợ đầu năm, đạt kế hoạch năm. Giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc 87.425 ha đạt 99% kế hoạch, bằng 98,1% so với năm 2009. Đã đầu tư ứng trước sản xuất bắp lai, lúa nước cho 1.473 hộ/2.819 ha, với giá trị đầu tư ứng trước trên 8 tỷ đồng và đã tổ chức thu mua 5.000 tấn bắp, 450 tấn mủ cao su với giá trị trên 21 tỷ đồng. Đẩy mạnh việc tổ chức mở các lớp khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về thâm canh cây bắp lai, sản xuất lúa nước, chăm sóc cao su cho đồng bào. Đầu tư xây dựng 02 cửa hàng mua bán xã Phan Sơn, Phan Lâm huyện Bắc Bình với tổng giá trị 1.986 triệu đồng. Đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho 8.171 học sinh dân tộc thiểu số 10.342,87 triệu đồng theo chủ trương của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tàu cá công suất từ 90 CV trở lên tăng 95 chiếc, thuyền công suất nhỏ giảm 139 chiếc so với cuối năm 2009. Thực hiện tốt công tác thông tin liên lạc, phòng

chống thiên tai, bảo đảm an toàn cho ngư dân trong mùa mưa bão. Sản lượng hải sản khai thác đạt 102,9% kế hoạch. Các vi phạm về khai thác đặc sản trong thời gian cấm, giã cào bay, hoạt động sai tuyến giảm hơn 30% (557 vụ/804 vụ). Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 12.426 tấn, giảm 4% so năm trước; ước sản xuất và tiêu thụ được 9 tỷ post tôm giống.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện 16.500 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2009. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được tăng cường. Công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nội tỉnh được quan tâm. Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn. Các công trình hạ tầng thương mại, nhất là mạng lưới chợ được các địa phương quan tâm triển khai đầu tư, đã đầu tư hoàn thành 7 chợ, đang triển khai xây dựng 2 chợ, đang làm hồ sơ xây dựng 11 chợ; hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư chợ Phú Long.

- Kim ngạch xuất khẩu 219,7 triệu USD, tăng 18,5%. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 159 triệu USD đạt 93,5% kế hoạch, tăng 15,9% so năm trước. Nhóm hàng thủy sản 72,6 triệu USD, tăng 22,2%; hàng nông sản 30,3 triệu USD, giảm 7%; hàng hoá khác 56 triệu USD, tăng 24,5%; một số mặt hàng chủ yếu như: quả thanh long 28.495 tấn, tăng 10,4%; hải sản đông lạnh 16.184 tấn, tăng 7,5%.

- Số máy điện thoại tăng thêm trong năm khoảng 79.000 máy, nâng tổng số máy điện thoại các loại lên 1.508.200 máy, mật độ 127 máy/100 dân; tỷ lệ người sử dụng Internet là 25%. Khối lượng luân chuyển hàng hóa cả năm ước 228,1 triệu tấn.km, đạt 67,8% kế hoạch; khối lượng luân chuyển hành khách ước 521,3 triệu lượt hành khách.km, đạt 68,6%. Thu hút đầu tư 01 tàu trung tốc đưa vào hoạt động trên tuyến Phan Thiết - Phú Quý, rút ngắn gần 1/2 thời gian đi lại giữa đảo và đất liền.

- Hầu hết các đô thị trong tỉnh đã lập quy hoạch chung xây dựng đô thị; nhiều địa phương đã triển khai lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết theo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 45 -56 )

×