0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 25 -29 )

3. Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trong đó có lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật

3.2. Các nước trong khu vực

3.2.1. Inđônexia

Inđônexia là NĐPT nằm ở Đông nam Châu á. Diện tích 741.096 km2 với 17.000 đảo có người ở, trong đó đảo lớn nhất là Sumatra và Java. Inđônexia nằm trong “vành đai lửa” của khu vực Châu á - Thái Bình Dương, ở đây có nhiều ngọn núi lửa còn đang hoạt động, thường xảy ra động đất và sóng thần. Dân số năm 2004 vào khoảng 238,452 triệu người, trong đó dân tộc Java chiếm 45%, Sundanis 14%, Maduris 7,5%, ven biển Malayxia 7,5% và các dân tộc khác chiếm 26%. Lực lượng lao động có 100,5 triệu người, làm việc trong nông nghiệp: 45%; công nghiệp 16% và dịch vụ 39%. Ngôn ngữ chính thống có tiếng Bahasa Inđônexia, tiếng Anh, Đức, Java và hơn 580 ngôn ngữ khác. Đạo hồi chiếm 88%, Protestant 5%, Thiên chúa giáo dòng Roman 3%, Hindu 2%, Phật giáo 1%, tôn giáo khác là 1%. Tỷ lệ biết đọc biết viết năm 2003 khoảng 89%; tuổi thọ trung bình 69,3 năm. Năm 2003, GDP bình quân đạt 3.200 USD/người. Nhịp độ tăng GDP trung bình 4%/năm; lạm phát 6,9%/năm và tỷ lệ thất nghiệp là 10,5%/năm [32].

Từ năm 1999, Gustavson và các cộng sự đã đề nghị chỉ nên lựa chọn một số chỉ tiêu hạt nhân về PTBV, nhưng phải có hiệu quả. Sau khi thử nghiệm cho thấy nhiều chỉ tiêu phát triển bền vững đã lựa chọn có mối quan hệ với nhau, do đó có thể giảm được số lượng các chỉ tiêu cần thu thập cho đánh giá và phân tích chính sách. Inđônexia đã lựa chọn 21 chỉ tiêu, trong đó có 3 chỉ tiêu đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [1, 9,10,21,23,26,27,35,47] là:

(2). Phát thải khí CO2.

(3). Diện tích rừng so với diện tích tự nhiên.

3.2.2. Philippin:

Là một nước đang phát triển nằm ở Đông Nam Á, có vị trí chiến lược trong quan hệ giao lưu từ Châu Á sang Châu Úc, Philippin có diện tích tự nhiên là 300 nghìn km2, gồm 7.000 – 7.100 đảo lớn nhỏ, được chia thành 03 quần đảo sau:

(1). Luzon với diện tích 141 nghìn km2. (2). Mindanao có diện tích là 102 km2. (3). Visayas với diện tích là 57 km2.

Năm 2004, dân số Philippin có 86,241 triệu người, trong đó dân tộc Christian Malayxia 91,5%; Muslim Malayxia 4%; người Hoa 1,5% và các dân tộc khác chiếm 3%. Tốc độ tăng dân số là 1,9%; tuổi thọ triển vọng khi sinh là 69,6; tỷ lệ người lớn biết đọc biết viết là 96%. Năm 2003, lực lượng lao động xã hội có 34,6 triệu người, trong đó nông nghiệp chiếm 45%; công nghiệp: 15% và dịch vụ 40% tổng số lao động. Ngôn ngữ chính thống có Philipino và tiếng Anh. Tôn giáo gồm Roman Catholic 83%, Protestant 9%, Đạo hồi 5%, Phật giáo và đạo khác 3%. Năm 2003, GDP bình quân đầu người là 4.600 USD (PPP). Tốc độ tăng trưởng 4,5%/năm; lạm phát 3,1%/năm. Tỷ lệ thất nghiệp là 11,4% và đất chưa sử dụng là 18%.

Bộ chỉ tiêu PTBV khởi đầu của Philippin gồm 43/58 chỉ tiêu khuyến nghị của CSD/UN. Ngoài ra, Philippin còn áp dụng một số chỉ tiêu liên quan đến sự thay đổi toàn cầu. Một số chỉ tiêu PTBV của Philippin về thay đổi toàn cầu được giới thiệu trong bảng 01 [9,10,21,22,26,27,31,35,44].

Vấn đề toàn cầu Chỉ tiêu PTBV (kinh tế – xã hội)

Khí hậu

Mật độ dân số Tỷ lệ tăng dân số

Tiêu dùng bình quân đầu người sản phẩm có tác động đến tầng ozone

Tiêu dùng bình quân đầu người năng lượng hóa thạch của phương tiện giao thông (xã hội)

Vấn đề toàn cầu Chỉ tiêu PTBV (kinh tế – xã hội)

của đất Tăng trưởng dân số trong vùng đặc biệt như vùng núi, vùng ven biển Dân số dưới ngưỡng nghèo ở vùng bờ biển và vùng đồi núi Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa có báo động về môi trường Phá hủy tầng ozone Tiêu dùng sản phẩm làm hủy hoại tầng ozone (ODS)

Bảng 01 : Một số chỉ tiêu PTBV khởi đầu về thay đổi toàn cầu của Philippin 3.2.3. Thái Lan

Vương quốc Thái Lan có diện tích 514 nghìn km2, dân số năm 2004 khoảng 64,865 triệu người. Tốc độ tăng dân số 0,9%/năm; tuổi thọ bình quân 71,4 năm và mật độ dân số bình quân 126 người/km2. Lực lượng lao động có 33,4 triệu người, trong đó nông nghiệp chiếm 54%; công nghiệp 15% và dịch vụ 31% tổng số lao động. Ngôn ngữ chính thống là tiếng Thái và tiếng các dân tộc thiểu số. Dân tộc Thái chiếm 75%; người Hoa 14%; người các dân tộc khác chiếm 11%. Ở Thái Lan đạo phật chiếm 95%; đạo hồi 3,8%; thiên chúa 0,5%; Hindu 0,1% và các tôn giáo khác chiếm 0,6%. Tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 96%. Năm 2003, GDP bình quân là 4.700 USD/người (PPP); tốc độ tăng trưởng 6,3%/năm; lạm phát 1,8%/năm; tỷ lệ thất nghiệp 2,2%/năm và đất chưa sử dụng chiếm 33% [44].

Bộ chỉ tiêu PTBV chọn lọc trên cơ sở phân tích tình hình phát triển, thách thức đối với mục tiêu phát triển và các hướng ưu tiên trong Kế hoạch kinh tế - xã hội lần thứ 9, đồng thời các chỉ tiêu cần thể hiện nội dung hạnh phúc, khoẻ mạnh (Well – being) được Ban kinh tế - xã hội của Quốc hội thông qua. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững là cơ sở để giám sát Kế hoạch lần thứ 9, là khung khổ để xác định và phân tích các vấn đề phát triển của Thái Lan [9,10,21,22,26,27,31].

Để giám sát thực hiện kế hoạch, Thái Lan đã lựa chọn 16 chỉ tiêu PTBV, nhưng không có chỉ tiêu nào đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật.

3.2.4. Trung Quốc

Nằm ở khu vực Đông á, Trung Quốc có diện tích 9.597 nghìn km2, dân số năm 2003 khoảng 1.288,7 triệu người với tỷ lệ dân số thành thị là 39%. Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài, do vậy bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế, Trung Quốc

đang phải đối mặt với một số vấn đề về xã hội và môi trường sinh thái cấp bách. Năm 2002, GDP bình quân của Trung Quốc đạt 966 USD/người. Ở Trung Quốc có nhiều cơ quan tham gia nghiên cứu và xác định Bộ chỉ tiêu PTBV [10,21,22,33,36], cụ thể như: Trung tâm nghiên cứu chính sách môi trường và kinh tế; Cục bảo vệ môi trường quốc gia; Tổng cục Thống kê Nhà nước; Trường đại học Tsinghua; Trường đại học Bắc kinh, v.v...

Trung Quốc đã thử nghiệm các chỉ tiêu PTBV ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo), trong đó cấp quốc gia tập trung vào các vấn đề ưu tiên như: phát triển thường xuyên, hiệu quả phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp, kiểm soát dân số, xóa đói và hoàn thiện phúc lợi xã hội, hoàn thiện khoa học và công nghệ, tăng cường cơ sở hạ tầng đô thị, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm. Căn cứ vào các vấn đề ưu tiên đã nêu trên, các chỉ tiêu PTBV hạt nhân đã được xem xét lựa chọn trên cơ sở của số liệu thống kê hiện có. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu được bổ sung thông qua các cuộc điều tra khảo sát. Trung Quốc đã sử dụng cách tiếp cận “tiết kiệm khôn ngoan” để ứng dụng vào thực tiễn (cách tiếp cận này đã được Ngân hàng Thế giới - World Bank sử dụng). Thực nghiệm cho thấy cách tiếp cận “tiết kiệm khôn ngoan” là hữu ích cho người soạn thảo chính sách. Hội thảo về các chỉ tiêu PTBV đã có kiến nghị soạn thảo thành mô hình thích hợp cho các tỉnh, thành ở Trung quốc áp dụng. Bộ chỉ tiêu PTBV khởi đầu của Trung Quốc gồm 80 chỉ tiêu thuộc 06 lĩnh vực: kinh tế, xã hội; tài nguyên; môi trường; dân số và khoa học - công nghệ, trong đó có 27 chỉ tiêu đề cập đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,21,22,26,27,33, 36,50]:

(1). Chỉ số ô nhiễm các sông chính.

(2). Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ ở thành phố. (3).Mức xả nước thải công nghiệp/Đơn vị lãnh thổ. (4).Tỷ lệ sa mạc hoá.

(5).Tỷ lệ đất nhiễm mặn. (6).Tỷ lệ đất ngập nước. (7).Tỷ lệ đất bị xói mòn.

(8).Chỉ số chất lượng không khí trong các thành phố. (9).Mức phát thải/Đơn vị lãnh thổ.

(11).Xử lý rác thải.

(12).Sử dụng phân hoá học/Đơn vị lãnh thổ. (13).Số người mắc bệnh/Tổng số dân. (14).Tỷ lệ các loài bị đe dọa.

(15).Tỷ lệ diện tích đất bảo tồn thiên nhiên/Tổng diện tích đất. (16).Diện tích cây xanh thành phố/Đầu người.

(17). Tài nguyên nước/Đầu người.

(18). Lượng nước sử dụng khi tạo ra 100 triệu NDT GDP. (19). Đất trồng trọt/Đầu người.

(20).Mức tích tụ đất phi nông nghiệp/Đầu người. (21).Độ che phủ của rừng.

(22).Tỷ lệ khai thác/Trữ lượng gỗ. (23).Sử dụng thuỷ sản nuôi trồng. (24).Sử dụng đất ngập mặn. (25).Tỷ lệ cá đánh bắt/Trữ lượng. (26).Diện tích đồng cỏ/Đầu người. (27).Mức khai thác đồng cỏ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT Ở VIỆT NAM (Trang 25 -29 )

×