So sánh các ưu và nhược điểm giữa phương pháp xử lý thống kê cổ điển và phương pháp xử lý thống kê hiện đại trong việc tính toán, chỉ tiêu, chỉ số đánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

2.5.So sánh các ưu và nhược điểm giữa phương pháp xử lý thống kê cổ điển và phương pháp xử lý thống kê hiện đại trong việc tính toán, chỉ tiêu, chỉ số đánh

phương pháp xử lý thống kê hiện đại trong việc tính toán, chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật

(1). Nhược điểm của phương pháp xử lý thống kê cổ điển

Như đã biết, phương pháp xử lý thống kê cổ điển chỉ áp dụng cho trường hợp xác định giá trị thống kê trung bình từ các dãy số liệu thống kê đồng quy (các bảng dữ liệu chuẩn tắc đa dạng có chung một đơn vị đo) theo công thức sau: Xtb = ΣXi/n. Trong đó: Xi là kết quả đo lần i, n là số lần đo (độ phủ dữ liệu). Sai số bình phương tối thiểu (cực tiểu) của phép xử lý toán học thống kê cổ điển (hay độ lệch chuẩn tính toán ở xác suất tin cậy là 98%) được tính như sau: σ = √Σ(Xi-Xtb)2/(n-1) [5]. Tuy nhiên, hiện nay còn áp dụng phép tính sai số toàn phương σ = √Σ(Xi-Xtb)2/n(n-1) [6] nhằm bảo đảm độ chính xác cao hơn cho giá trị thống kê trung bình số học, vì chúng ta sẽ phải loại bỏ các giá trị dữ liệu gây ra các sai số lớn (tức là có ∆i > 3σ), với ∆i = Xi – Xtb [7] và như vậy thường tạo nên độ phủ nguồn dữ liệu thấp hơn.

Nhìn chung, phương pháp xử lý toán học thống kê cổ điển đối với các nguồn cơ sở dữ liệu thống kê nêu trên có những yếu điểm chính như sau:

- Việc phải loại bỏ các giá trị dữ liệu thống kê có sai số toàn phương: ∆i>3σ, sẽ làm suy giảm độ phủ của các nguồn dữ liệu và không cho phép bảo đảm tính khách quan và minh bạch của các nguồn dữ liệu thống kê đầu vào cho phép tính trung bình số học. Trong khi đó, các nguồn dữ liệu thống kê thực tế đặc trưng bằng tính khách quan của thực tiễn sản xuất và ít phụ thuộc vào lô gích của phép tính toán học thống kê.

- Phương pháp này không thể áp dụng cho việc xử lý thống kê đối với các nguồn dữ liệu bất đồng quy (các bảng phi chuẩn tắc đa dạng với các đơn vị đo khác biệt), cho nên rất khó áp dụng cho công tác xử lý các nguồn số liệu thống kê của ngành sinh thái và tài nguyên sinh vật, vốn đặc trưng bằng các nguồn dữ liệu phi chuẩn tắc đa dạng.

Vì vậy, để tính toán ra các chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật (ESI), các trường đại học Columbia và Yale thuộc Hội đồng phát triển bền vững thế giới (CSD) đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp xử lý toán học thống kế mới là phương pháp thống kê hiện đại.

(2). Một số vấn đề cần lưu ý về phương pháp thống kê hiện đại áp dụng trong lĩnh vực phát triển bền vững

Ngoài những vấn đề rất quan trọng đã nêu ở trên về bản chất của phương pháp thống kê hiện đại, như: chất lượng và độ phủ dữ liệu cao; phương pháp biến đổi, quy nạp thay thế, chuẩn hoá và tích hợp các dữ liệu nhằm bảo đảm tính khoa học khách quan, hiện đại và đa năng của phương pháp này so với phương pháp xử lý thống kê cổ điển, thì một số vấn đề khác cần lưu ý trong việc ứng dụng phương pháp thống kê này bao gồm:

- Đối với vấn đề về chất lượng và độ phủ nguồn dữ liệu, thì chúng ta có thể phân loại các nguồn dữ liệu thống kê sử dụng thành các nhóm cùng loại tuỳ thuộc vào các mục đích nghiên cứu và đánh giá đặt ra. Trong đó, đối với việc nghiên cứu đánh giá chỉ số phát triển bền vững, các nguồn dữ liệu thường được phân loại theo

từng vấn đề, lĩnh vực, chủ đề,... cần đánh giá để làm rõ vai trò quan trọng của các nhóm dữ liệu đối với chỉ số phát triển bền vững xác định được.

- Phương pháp tích hợp trung bình các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững thông qua việc đánh giá vai trò của từng nguồn số liệu sử dụng bằng cách xác định điểm số Zj, có thể tạo nên những giá trị tích hợp trung bình khác biệt rất lớn so với các giá trị trung bình cực tiểu hoặc toàn phương xác định theo phương pháp thống kê cổ điển. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy rằng hệ số tích hợp đa cấp phụ thuộc vào chất lượng, độ phủ và cơ cấu nguồn dữ liệu đầu vào, biến đổi rộng theo quy trình tích hợp trung bình lặp từ chỉ tiêu đến chỉ số. Vì vậy, phương pháp này rất thích hợp cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về chỉ số phát triển bền vững vốn được cấu trúc đa cấp từ nhiều vấn đề, lĩnh vực và chủ đề, mà các chỉ tiêu đầu vào sẽ có vai trò quan trọng khác nhau đối với chỉ số phát triển bền vững, nên phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng chính sách phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trang 77 - 79)