Các chỉ tiêu biểu hiện dự trữ:

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình hoạt động logistics tại siêu thị xanh huế (Trang 58 - 61)

- Xét theo đặc diểm vốn

3.1.3.3: Các chỉ tiêu biểu hiện dự trữ:

Dự trữ bình quân ( Dbq ) của siêu thị liên tục tăng, điều này thể hiện quy mô tiêu

thụ hàng hoá của siêu thị ngày càng lớn nên đòi hỏi lượng dự trữ lớn, đây là dấu hiệu đáng mừng. Năm 2007 là 321 tr.đ, đến năm 2008 là 394 tr.đ, tăng 73 tr.đ, tương ứng tăng 22.74%. Năm 2008 là năm mà siêu thị kinh doanh thành công nhất trong 3 năm nếu xét về mặt doanh thu tiêu thụ. Do vậy mà siêu thị nhập thêm nhiều hàng hơn để kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhưng cũng lo ngại về nhiều mặt nên khối lượng dự trữ bình quân tăng lên không cao lắm. Đến năm 2009, Giá trị hàng dự trữ bình quân là 517 tr.đ, tăng 123 tr.đ tương ứng tăng 31.12% so với 2008. Năm nay, bộ phận kinh doanh đã không tính kỹ đến mức độ cạnh tranh và tình hình khủng hoảng trên thị trường, nên quá trình thực hiện dự trữ cao hơn so với các năm trước.

Mức lưu chuyển hàng hoá cũng thay đổi tăng lên trong năm 2008, rồi lại giảm

xuống vào năm 2009. Năm 2007, mức lưu chuyển hàng hoá là 7271.77 tr.đ, năm 2008 thì tăng lên khoản đáng kể, mức lưu chuyển hàng hoá năm này là 11678.35 tr.đ, tăng lên 4406.58 tr.đ tương ứng tăng 60.6% so với năm 2007. Thực sự năm 2008 là năm mà siêu thị kinh doanh thành công nhất, năm này các đối thủ cạnh tranh vẫn chưa xuất hiện nhiều và thị trường ổn định hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại siêu thị. Năm 2009, mức lưu chuyển hàng hoá lại giảm nhưng không nhiều lắm, 11435 tr.đ là giá trị mà doanh nghiệp thực hiện được, giảm đi 243.35 tr.đ tương ứng giảm 2.08% so với 2008. Nếu so với tình hình thị trường trong lúc này thì quá trình hoạt động kinh doanh năm nay của siêu thị vẫn rất thành công, mặc dù Co.op mart và Big C đã ra đời và tình hình thị trường chẳng có gì là khả quan cho lắm.

Mức đảm bảo dự trữ, tức là số ngày mà siêu thị có đủ hàng hoá bán ra mà không

cần nhập thêm hàng hoá, trong 3 năm qua cũng có sự biến động. Năm 2007, số ngày đảm bảo dự trữ là 11.97 ngày. Năm này, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, vẫn chưa hình dung sự khả quan, hơn nữa doanh nghiệp có muốn dự trữ nhiều hơn nữa để đảm bảo cung ứng cho khách kịp thời cũng dường như vượt quá khả năng của siêu thị vì kho hàng dự trữ sức chứa có hạn. Năm 2008, mức đảm bảo dự trữ là 9.28 ngày thấp hơn 2.69 ngày so với năm trước. Đơn giản chỉ vì năm nay, siêu thị đã tìm được nhiều đối tác thích hợp, đa số trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có nguồn hàng ổn định, và việc vận chuyển không tốn quá nhiều thời gian nên siêu thị muốn giảm tải cho kho hàng, giảm

chi phí trong khâu này nên khối lượng mỗi lần nhập là không lớn mà được chia ra làm nhiều lần vận chuyển hơn. Năm 2009, 13.44 là số ngày mà siêu thị không cần nhập hàng mà vẫn đảm bảo lượng hàng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Năm này, tình hình kinh doanh không mấy khả quan, thị trường thường xuyên biến đổi, giá cả các mặt hàng bất thường, siêu thị cố gắng tận dụng tất cả khả năng tại kho để dự trữ hàng. Thường thì sau khi phục hồi kinh tế, giá cả các mặt hàng sẽ lên cao khi nhu cầu trở lại bình thường nên siêu thị cố gắng dự trữ lượng hàng tăng hơn các năm khi có thể.

Tốc độ chu chuyển hàng hoá cũng biến động qua 3 năm. Thời gian chu chuyển

hàng hoá năm 2007 là 15.9 ngày/lần. Năm 2008, tốc độ chu chuyển hàng hoá giảm hơn, 12.15 ngày/lần giảm đi 3.75 ngày, tương ứng giảm 23.58% so với 2007. Do số lần chu chuyển hàng tăng lên từ 22.65 lần năm 2007 lên 29.64 lần nên tốc độ chu chuyển hàng hoá nhanh hơn. Năm 2008 là năm mà siêu thị kinh doanh thành công nhất, khối lượng khách hàng đã ổn định, số lượng nhà cung cấp cũng tăng hơn so với năm đầu nên siêu thị không lo lắng quá về việc thiếu hàng, và đặt hàng nhiều lần hơn thay vì đặt mỗi lần với khối lượng lớn để giảm căng thẳng cho khu vực kho. Năm 2009, thời gian chu chuyển hàng hoá tăng lên hơn so với 2008, tốc độ chu chuyển năm này là 16.28 ngày/lần, tăng hơn so với năm 2008 là 4.13 ngày tương ứng tăng 33.49%. Năm nay thị trường bất ổn, nhu cầu và giá cả thay đổi thường xuyên nên doanh nghiệp giảm số lần đặt hàng và thay vào đó là tăng giá trị mỗi lần đặt hàng lên.

Dự trữ thường xuyên tại siêu thị chính là dự trữ bình quân vì ở siêu thị không có

dự trữ bảo hiểm và chuẩn bị. Công ty không tiến hành dự trữ bảo hiểm vì 1 phần do nguồn hàng tương đối ổn định, 1 phần vốn tại siêu thị có hạn nên chủ yếu được làm vốn để lưu chuyển hàng hoá thường xuyên. Bên cạnh đó, siêu thị không tiến hành dự trữ chuẩn bị vì các loại hàng hoá là mặt hàng khô, được đóng gói, bao bì của nhà sản xuất nên nhập về kho là có thể bán ngay, không cần thời gian chuẩn bị.

Nhìn chung, tốc độ chu chuyển hàng hoá thấp nhưng phù hợp với quy mô của siêu thị. Tuy nhiên, siêu thị chưa có dự trữ bảo hiểm là không tốt, siêu thị cần xem xét lại vấn đề này để an toàn hơn trong môi trường thường xuyên bất ổn và để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hơn.

Bảng 3.7. Các chỉ tiêu biểu hiện dự trữ qua 3 năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu Đvt Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Biến động 08/07 09/08 Giá trị % Giá trị % Dự trữ bình quân ( Dbq ) Tr.đ 321 394 517 73 22.74 123 31.12

Mức lưu chuyển hàng hoá bán ra ( M ) Tr.đ 7271.77 11678.35 11435 4406.58 60.6 -243.35 -2.08

Mức đảm bảo dự trữ Ngày 11.97 9.28 13.44 -2.69 -22.47 4.16 44.83

Số lần chu chuyển hàng hoá bình quân Lần/năm 22.65 26.94 22.12 6.99 30.86 -7.52 -25.37 Thời gian chu chuyển hàng hoá bình

quân

Ngày/lần 15.9 12.15 16.28 -3.75 -23.58 4.13 33.99

Dự trữ thường xuyên Tr.đ 321 394 517 73 22.74 123 31.12

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình hoạt động logistics tại siêu thị xanh huế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w