- Xét theo đặc diểm vốn
4.2.1. Giải pháp tăng khả năng hệ thống thông tin
4.2.1.1. Đối với khách hàng
Siêu thị đã có một số kênh cung cấp thông tin cho khách rất tốt như: đường dây điện thoại, lượng nhân viên sẵn sàng phục vụ và tiếp nhận ý kiến khách...nhưng vẫn chưa đủ và nhiều lúc vẫn gây mập mờ. Các nhân viên bán hàng cần được trang bị thêm kiếm thức làm hài lòng khách hàng bằng các khoá đào tạo ngắn hạn để tăng khả năng thuyết phục khách. Ngoài ra, cũng rất cần năng cao khả năng ngoại ngữ vì kể từ cuối 2008, khách du lịch trở thành một trong những đối tượng khách quan trọng tại siêu thị.
Hệ thống trang web phải được thiết lập và thường xuyên bảo trì để cung cấp thêm thông tin cho khách ở xa biết đến siêu thị. Vì siêu thị hoạt động như là một phần trong chuỗi hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Xanh Huế, nên mọi hoạt động quảng cáo, khẩu hiệu đặt trước khách sạn không được in khổ lớn, điều này cũng là một hạn chế lớn cho hoạt động kinh doanh của siêu thị. Do vậy, siêu thị cần tăng cường hoạt động quảng cáo bên ngoài nhiều hơn như: phát tờ rơi, quảng cáo truyền hình, hay tổ chức chương trình khách hàng trung thành...
4.2.1.2. Đối với nhà cung ứng
Siêu thị cần đa dạng hơn nữa nhà cung ứng chứ không chỉ dừng lại ở một số nhà cung ứng đã có. Phải tập trung hơn nữa vào việc tìm nguồn hàng tốt và rẻ hơn thay vì mua qua đại lý, nhà cung cấp của các nhóm hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Việc giao dịch với nhà cung cấp đa số qua email hay điện thoại mà ít gặp trực tiếp, đôi khi xảy ra hiểu lầm, cung cấp nhầm khối lượng hàng gây bức xúc cho cả 2 bên, nên cần phải kết hợp đa dạng các phương tiện để có thể truyền thông tin chính xác hơn.
Tìm kiếm thêm các đối tác thông qua báo chí, website...nhằm đa dạng hoá nguồn cung ứng. Tuy nhiên, siêu thị vẫn phải giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng đã có để đảm bảo được nguồn hàng mọi lúc mọi nơi.
4.2.1.3. Đối với nội bộ
Siêu thị vẫn chưa khai thác hiệu quả làm việc của nhân viên, nhiều nhân viên vẫn có thời gian để tán gẫu, ít tập trung làm việc, siêu thị cần phân bổ hợp lý hơn số lượng nhân viên. Công việc được phân bổ cho từng nhân viên nhiều khi vẫn chồng chéo: nhân viên kinh doanh nhiều lúc lại làm ở bộ phận kho, kiểm kê hàng hoá, nhân viên quản lý kho đôi khi lại là nhân viên giao hàng...như vậy làm mất đi tính chuyên nghiệp, khả năng tập trung vào chuyên môn. Siêu thị nên phân bổ trách nhiệm rõ ràng.
4.2.2. Giải pháp cho hệ thống kho hàng và hoạt động quản lý kho
Vì diện tích kho hàng tương đối nhỏ, siêu thị cần phải tận dụng từng phần nhỏ trong kho. Nên phân kho theo từng loại hàng, theo khối lượng và tính năng. Các nhóm sản phẩm dễ ẩm mốc như bột mỳ thì không thể để gần mặt đất và gần khu bánh kẹo.
Diện tích phía trên của kho vẫn chưa được khai thác trong khi có thể để được một lượng lớn mặt hàng nhẹ như tả, giấy, bót đánh răng...
Khung chất hàng làm bằng chất liệu sắt nhưng mỏng, không thể nâng được lượng hàng lớn, gây nguy hiểm, dễ hao hụt khi chất các loại hàng dễ vở phía dưới như trứng, bia lon...Cần thay thế khung mới cứng cáp hơn.
Cần trang bị cho nhân viên kho hàng máy quét kiểm hàng, như vậy quá trình kiểm kê hàng trong kho diễn ra nhanh và chính xác hơn. Hơn nữa điều này cũng thuận lợi cho cả siêu thị và nhà cung ứng khi hàng được đưa đến siêu thị, tránh làm mất thời gian cho cả 2 bên.
Công cụ trợ giúp trong lúc làm việc tại kho vẫn chưa được trang bị như máy tính, điện thoại bàn. Cần xem xét vấn đề này, vì khối lượng thông tin con số lớn mà chủ yếu lưu trữ bằng giấy, viết tay sẽ gặp nhiều sai xót.
Cần tuyển thêm nhân viên đưa hàng. Do thiếu người làm công việc này mà nhiều lúc chủ kho kiêm cả việc đưa hàng trong khi nhà cung ứng đưa hàng đến phải chờ đợi, làm mất uy tín.
Công tác quản lý dự trữ có hiệu quả ảnh hưởng rất lớn đến công tác dự trữ. Nếu như người làm công tác dự trữ không có trách nhiệm, làm việc không nhiệt tình thì hàng hoá trong kho sẽ không được quản lý tốt, công tác xuất nhập không rõ ràng gây khó khăn cho trong công tác quản lý ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Vì vậy phải nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ quản lý kho để họ thấy được vai trò của mình. Bên cạnh đó, khi quy mô hàng hoá kinh doanh ngày càng tăng thì lượng hàng dự trữ trên 1 lao động thực hiện dự trữ đòi hỏi phải tăng. Do đó, phải luôn đảm bảo khả năng kiểm soát hàng hoá của cán bộ quản lý kho, phải nắm đặt điểm của từng loại hàng hoá để có cách bảo quản thích hợp.
Siêu thị nên thực hiện dự trữ bảo hiểm mặc dù nguồn hàng không khó khăn, nhưng để đảm bảo cho khả năng đáp ứng nhu cầu, nếu có sự cố về hư hỏng hoặc mất mát hàng hoá. Nhưng chỉ dự trữ ở mức tương đối khoảng 10%.
4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động dự trữ4.2.3.1. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn 4.2.3.1. Thực hiện tốt công tác tạo nguồn
Trong tương lai, muốn mở rộng kinh doanh thì bên cạnh việc tìm kiếm thêm khách hàng, siêu thị cũng cần phải tăng cường thêm một số mặt hàng mới bên cạnh những mặt hàng hiện tại. Để làm được điều đó, siêu thị phải tích cực tìm kiếm thêm những nguồn
hàng mới, cần thu thập thông tin, nghiên cứu nhu cầu của thị trường để có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nên kinh doanh những mặt hàng nào, ngoài ra siêu thị nên tìm những mặt hàng tiềm năng mà chưa có nhiều nhà phân phối.
Để có thể tìm được nguồn hàng tốt, siêu thị phải thu thập thêm thông tin qua báo, website...Bên cạnh đó, siêu thị cũng tiếp tục tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp hiện tại để đảm bảo nguồn hàng cho những mặt hàng cũ vì muốn phát triển mặt hàng mới thì phải đảm bảo có cơ sở phát triển đủ mạnh mặt hàng củ để làm điểm tựa.
4.2.3.2. Tổ chức tốt công tác dự trữ hàng hoá
Nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiến hành 1 cách bình thường thì siêu thị phải biết cân đối lượng hàng hoá hợp lý. Khi mặt hàng nào có sự biến động tăng giá ví dụ như sữa trong thời gian qua thì siêu thị cũng nên tiến hành dự trữ để hưởng chênh lệch giá. Và đặc biệt trong thời gian trước tết, công ty cũng nên tiến hành dự trữ bởi thời gian này nhu cầu thị trường tăng lên. Hơn nữa, sau tết nhu cầu hàng hoá mạnh nên dự trữ trong giai đoạn này thì siêu thị có thể đảm bảo nguồn hàng nhanh chóng cho khách khi có nhu cầu cao.
Ngoài ra, siêu thị cũng nên chú ý đến các nghiệp vụ sau:
Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê hàng hoá trong kho và tại siêu thị thay vì 3 ngày mới kiểm một lần như hiện tại.
Dựa trên việc tính toán, so sánh tìm ra mặt hàng chủ lực và các mặt hàng khó tiêu thụ để có sự cân đối trong công tác dự trữ.
Cho nhân viên thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phục vụ trong kho, tránh trường hợp rò rỉ, hay môi trường bảo quản không tốt làm thiệt hại hàng hoá.
4.2.4. Giải pháp cho vận tải
Nên trang bị thêm hệ thống vận tải, tránh trường hợp không có phương tiện giao hàng khi cùng một lúc nhận được nhiều đơn hàng.
Thường xuyên tu sửa phương tiện vận tải đã có, nhằm giảm trường hợp hư hỏng trên đường vận chuyển.
Quy định rõ ràng các trường hợp được sử dụng xe đưa hàng, hạn chế các trường hợp dùng cho việc riêng trong khi không có phương tiện để giao hàng.
Việc giao hàng tại các mối quen như các cửa hàng, khách sạn trong địa bàn thành phố hay các nơi khác phải nêu rõ, chính xác quảng đường đi để có thể chi trả đúng loại phí này vào cuối tháng, tránh lãng phí, gian lận.
Việc yêu cầu nhân viên phải xuất trình hoá đơn sửa chữa, tu bổ phương tiện đưa hàng cũng tuỳ trường hợp, tránh gây bức xúc cho nhân viên giao hàng.
4.2.5. Một số giải pháp khác
Nên coi xét lại chế độ đãi ngộ cho nhân viên, vì tình trạng nhân viên xin nghỉ việc hay chuyển công tác đang có xu hướng gia tăng.
Tuyển thêm các nhân viên có chuyên môn, có trình độ cao hơn để siêu thị hoạt động được thành công hơn.
Diện tích các phòng ban nhỏ hẹp, không đủ không gian nên trong quá trình làm việc không thể không ảnh hưởng nhau. Cần mở rộng diện tích các phòng ban.
Một số kệ trưng bày hàng hoá đang trong tình trạng rỉ, gây cảm giác không an tâm cho khách đến mua sắm tại siêu thị. Nên thay thế hay tu bổ lại.
Cách trưng bày hàng hoá không bắt mắt, một số loại sản phẩm bao bì đã củ, rách, hay dính bụi vẫn chưa được thay thế, gây phản cảm cho khách. Cần khắc phục tình trạng này.
PHẦN 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Ngày nay, hoạt động Logistics vô cùng quan trọng không chỉ trong nước mà có cả kết nối với mạng lưới thế giới. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế và sự đóng góp to lớn trong phát triển của xã hội.
Đối với loại hình kinh doanh thương mại, việc thực hiện tốt hoạt động Logistics sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hài hoà các hoạt động, thúc đẩy sự đồng bộ trong việc phục vụ khách hàng, tránh chồng chéo, đem lại niềm tin cho khách hàng về sự phục vụ nhanh chóng, tiện lợi, giúp doanh nghiệp năng cao khả năng cạnh tranh...
Qua kết quả nghiên cứu trên, tôi đưa ra một số nhận xét về hoạt động Logistics tại siêu thị Xanh Huế như sau:
Hệ thống thông tin trong siêu thị vẫn còn hạn chế. Mặc dù, thông tin trong nội bộ
được xuyên suốt nhưng hệ thống thông tin với khách hàng vẫn còn nhiều mặt hoạt động chưa được tốt, đặc biệt là về trang web của siêu thị. Ban lãnh đạo cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn để ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm và chú ý đến.
Hoạt động quản trị dự trữ tại siêu thị chưa thực hiện được tốt, thể hiện ở chỗ
khối lượng hàng hoá hết hạn và hư hỏng tăng. Khối lượng hàng hoá dự trữ càng tăng nhưng hệ thống kho vẫn còn rất hạn chế. Quy trình nhập hàng tuy ít khâu nhưng thời gian thực hiện lại rất lâu, gây phiền hà cho nhà cung ứng khi đưa hàng đến. Hoạt động kiểm kê hàng hoá ít diễn ra thường xuyên, có nhiều mặt hàng đã không còn khối lượng phục vụ nhu cầu khách nhưng vẫn chậm được nhập về.
Khả năng hoat động tại bộ phận kinh doanh không chuyên nghiệp, nhiều lúc vẫn
chồng chéo mặc dù đã phân bổ nhiệm vụ riêng cho từng nhân viên theo nhóm mặt hàng. Khả năng dự đoán nhu cầu, theo sát tình hình thị trường rất kém, thể hiện khối lượng dự trữ ngày càng tăng cao, giá cả một số mặt hàng vẫn càng ở mức cao trong khi ở các siêu thị khác lại giảm xuống theo giá thị trường.
Khả năng trang bị phương tiện vận tải thấp. Chỉ có xe máy đã cũ để đưa hàng,
tỷ lệ hư hỏng rất cao, nhiều lúc lại không đáp ứng được nhiều đơn hàng yêu cầu cùng lúc.
Diện tích kho hàng không được lớn do vậy không gian không tốt, các mặt hàng
đôi khi được đặt chồng lên nhau khi không đủ chổ, gây khó khăn khi xuất hàng và kiểm tra hàng.
Qua các nhận định trên, tôi thấy rằng hoạt động Logistics tại siêu thị vẫn chưa được chú trọng đúng mức và còn gặp nhiều khuyết điểm. Mong rằng, ban lãnh đạo siêu thị sẽ chú trọng nhiều hơn nữa đến hoạt động này trong tương lai.
3.2. Hạn chế của đề tài
Cũng như nhiều đề tài khác, đề tài này không thể không tránh khỏi những thiếu xót nhất định:
Thứ nhất, đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên chưa thể có cái nhìn toàn diện về hệ thống hoạt động Logistics của siêu thị Xanh - Huế.
Thứ hai, kiến thức về Logistics chưa cao nên việc đi sâu vào phân tích gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, việc chỉ chọn lựa một số hoạt động chính để đánh giá toàn bộ hoạt động Logistics sẽ đem lại kết quả ít thoã đáng.
Thứ tư, người thực hiện đề tài chưa có kiến thức thực tiễn, nên một số phân tích và các giải pháp đưa ra vẫn có nhiều khuất tất.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình làm thực hiện đề tài nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển loại hình kinh doanh mới như siêu thị.
Mở rộng quy định ngân sách dành cho hoạt động quảng cáo để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến hoạt động Logistics.
Tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng của hoạt động Logistics trong hoạt động kinh tế.
3.3.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
Thể chế hoá về chính sách thuế, nâng tỷ lệ vay tín dụng bằng hình thức tín chấp.
Thực hiện tốt chương trình đầu tư, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và có chính sách để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển.
Cần tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại hơn để thông qua đó siêu thị có thể mở rộng mối quan hệ với đối tác ở các khu vực và các tỉnh khác, từ đó có thể mở rộng thị trường cũng như quảng bá hình ảnh của siêu thị.
3.3.3. Đối với siêu thị
Trong tương lai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi siêu thị cần phải chú trọng các nghiệp vụ kinh doanh thương mại như nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, tổ chức tốt công tác hoạt động Logistics. Đồng thời phải có các công cụ hỗ trợ bán hàng kèm theo, tổ chức các hoạt động bán hàng chuyên nghiệp, tăng cường các hoạt động dịch vụ để nâng cao giá trị sản phẩm.
Cần chú trọng hơn nữa các hoạt động quảng cáo, khuyến khích tiêu dùng.
Có chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý.
Siêu thị nên mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ trên địa bàn thành phố Huế.
Thực hiện tốt công tác dự báo thị trường bằng cách tuyển dụng một số nhân viên có trình độ.
Cần nghiên cứu kỹ càng hơn về sản phẩm nhằm đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho khách hàng.
Thực hiện chuyên môn hoá, thực hiện phương châm “đúng người đúng việc”.
PHẦN 1 ...1
ĐẶT VẤN ĐỀ...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục tiêu nghiên cứu...2
3. Phạm vi nghiên cứu...2
4. Phương pháp nghiên cứu:...2
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng:...2
4.2. Phương pháp thu thập tài liệu...3
5. Một số chỉ tiêu liên quan...3
5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh...3
5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động dự trữ ...4
PHẦN 2...7
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...7
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...7
1.1. Cơ sở khoa học...7
1.1.1. Sơ lược về Logistics...7
1.1.2. Một số khái niệm về Logistics...8
1.1.3. Quá trình ra đời và phát triển của logistics...11
1.1.4. Phân loại Logistics...12
1.1.5. Vai trò của Logistics...14
1.1.5.1. Vai trò của logistics đối với nền kinh tế...14
1.1.5.2. Vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp...16